Nhìn lại năm 2017 của Facebook

Facebook đã trải qua 2017 một cách mạnh mẽ chưa từng có, nhưng theo chiều hướng không mấy tích cực khi danh tiếng của công ty bị bôi nhọ. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Facebook đã bị những kẻ trục lợi và điệp viên Nga (những người đã làm tràn ngập tin tức, post giả mạo nhằm thổi bùng lên làn sóng chia rẽ đảng phái) chế nhạo. Bị bao vây bởi những cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ với công chúng, Facebook đã cố gắng giành lại niềm tin của cộng đồng, nhưng kết quả đạt được thì chưa như mong đợi.

2017 là một chuyến đi xin lỗi của Facebook

Bắt đầu, Facebook xin lối vì để người Nga mua quảng cáo chính trị trong đợt bầu cử ở Mỹ, rồi xin lỗi người đàn ông Palestine sau khi bài đăng "good morning" (chào buổi sáng) của ông bị dịch thành "attack them" (tấn công họ) trong tiếng Do Thái, dẫn đến việc người này bị bắt giữ. Công ty xin lỗi một nhà hoạt động da đen bị khóa tài khoản Facebook vì đăng ảnh chụp màn hình các mối đe dọa chủng tộc. Facebook đã xin lỗi cộng đồng LGBT sau khi chặn gửi tin nhắn trong tài khoản của họ vào dịp Pride.

Kể từ tháng 9/2016, Facebook đã thừa nhận rằng công ty đã tính sai số liệu báo cáo cho các nhà quảng cáo và publisher 12 lần. Trên Yom Kippur, Mark Zuckerberg đã xin lỗi, rằng: "Những cách thức làm việc mà chúng tôi đang sử dụng chia rẽ mọi người nhiều hơn là mang chúng ta lại gần nhau".

Cựu chủ tịch của Facebook Sean Parker thừa nhận đã giúp tạo nên một con quỷ

Trong suốt 2017, Facebook đã đưa ra những sáng kiến khác nhau, được thiết kế để đảm bảo tính toàn vẹn của nền tảng. CEO của Facebook đã đề ra kế hoạch gồm 9 điểm để bảo vệ Facebook trước những nhân tố xấu. Facebook đã nỗ lực ngăn chặn tin tức giả mạo, không cho phép mua quảng cáo để quảng bá những tin tức này. Facebook sử dụng Machine Learning để giảm thiểu tối đa những trang web có nội dung xấu, và đề xuất nhiều cách thức khác để mọi người có thể báo cáo những tin tức giả mạo.

Cách kiểm tra tin tức thật giả trên Facebook

Nhưng có vẻ như những nỗ lực đó của Facebook là chưa đủ. Guardian báo cáo vào tháng 5, một bài viết đã bị xóa trên một trang web về cuộc buôn bán nô lệ ở Ai Len có traffic tăng vọt sau khi nó bị đánh dấu là vấn đề tranh cãi (disputed). Đến tháng 9, cuộc khảo sát tại Yale cho thấy, chỉ có 3,7% người đã đọc bài bị gắn thẻ này tin nó sai. Như vậy, đã có 96% người đọc tin vào bài báo về cuộc buôn bán nô lệ nọ.

Thôi để Facebook dắt mũi, đừng làm con cá cắn câu

Vào tháng tới, Facebook nói rằng, việc dán nhãn một bài đăng là False/Giả mạo sẽ làm giảm tỷ lệ ấn tượng của bài đó đi 80%. Nhưng cần ít nhất 3 ngày (một khoảng thời gian đủ dài để nó nhận được phần lớn số lượt xem trên mạng xã hội này) để bài đăng bị dán nhãn False.

Tin tức giả mạo không làm tổn hại đến tình hình kinh doanh của Facebook

Sau tất cả những lùm xùm kể trên thì hoạt động kinh doanh của Facebook vẫn diễn ra suôn sẻ. Công ty đã kết thúc quý cuối cùng của năm 2017 với 1,37 tỷ người dùng hàng ngày, tăng hơn so với con số 1,18 tỷ của năm ngoái. Doanh thu từ quảng cáo đã tăng lên gần 50% một năm. Chỉ trong quý 4/2017, Facebook đã kiếm được 4,7 tỷ đô la lợi nhuận.

Mỗi giây Apple, Facebook và các công ty công nghệ lớn khác kiếm được bao nhiêu tiền?

Với việc sao chép một số tính năng của Snapchat, Instagram đã có một năm tăng trưởng đáng kinh ngạc, kéo thêm được 200 triệu người dùng. Instagram cũng đi đầu trong việc giới thiệu các tính năng thú vị như: SuperZoom, Story Highlight và khả năng theo dõi hashtag.

Vào thời điểm cuối năm, Facebook đã phải đối mặt với một mối đe dọa mới: Cựu lãnh đạo Facebook cảm thấy tội lỗi vì làm việc tại công ty. Justin Rosenstein, người giúp phát triển nút Like, than phiền về những ảnh hưởng tâm lý của mạng xã hội này. Sean Parker, chủ tịch đầu tiên của Facebook nói "Chỉ có chúa mới biết những gì nó (Facebook) đang làm với bộ não của lũ trẻ".

Chamath Palihapitiya, người từng lãnh đạo nhóm phát triển người dùng Facebook, một trong những nhân vật rất quan trọng, cũng nói với sinh viên tại trường kinh doanh Stanford rằng: "Tôi nghĩ, chúng tôi đã tạo ra những công cụ khiến cho kết cấu xã hội bị tách ra khỏi cách thức hoạt động của nó", ông cũng khuyến khích các sinh viên, tách mình khỏi mạng xã hội. Facebook đã đáp lại phản hồi của Chamath Palihapitiya ra sao?

Bị cựu phó chủ tịch tố lập trình con người, đây là câu trả lời của Facebook

Dù phản bác lại cựu phó chủ tịch như vậy, nhưng bản thân Facebook cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng mạng xã hội một cách thụ động có thể khiến con người cảm thấy tồi tệ hơn. Nhưng công ty không khuyên người dùng từ bỏ Facebook mà kết luận rằng, phải sử dụng Facebook nhiều hơn, bình luận về các bài đăng, gửi tin nhắn cho bạn bè sẽ tốt hơn so với việc chỉ đọc Facebook và không làm gì nữa.

Sự phát triển tốt nhất của Facebook trong năm nay là công ty đã chia sẻ về những hậu quả không mong đợi mà các sản phẩm của mình tạo ra. Trong năm 2018, chúng ta sẽ chờ đợi xem mạng xã hội lớn nhất thế giới này có thể thực hiện được hết những hứa hẹn họ đã nói hay không.

Điểm sángCần cải thiện
  • Doanh thu và người dùng tiếp tục tăng trưởng
  • Kế hoạch 9 điểm bảo vệ bầu cử và các chiến dịch vận động tranh cử
  • Công khai những nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội với người dùng
  • Nỗ lực ngăn chặn tin tức giả mạo chưa có nhiều kết quả
  • Nỗ lực loại trừ nhân tố xấu để bảo vệ người dùng cần được đẩy mạnh hơn
  • Facebook nhận thức được rằng, sử dụng Facebook có thể khiến bạn buồn

Xem thêm:

Thứ Ba, 02/01/2018 11:21
51 👨 141
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bình luận công nghệ