Thuốc trị ung thư “'thông minh”? Tại sao không!

Một công ty ở Thung lũng Silicon vừa giới thiệu những viên thuốc trị ung thư “thông minh”, được trang bị các cảm biến siêu nhỏ giúp thu thập các thông tin liên quan cũng như nhắc nhở người bệnh uống thuốc.

Một công ty kỹ thuật y học có tên Proteus, trụ sở đặt tại Thung lũng Silicon đã tạo ra một thứ được gọi là "thuốc thông minh". Về cơ bản, sản phẩm này cũng giống như loại thuốc viên thông thường khác, chỉ khác ở chỗ sẽ được gắn thêm một cảm biến nhỏ, có thể được theo dõi bằng một miếng dán gắn trên bụng bệnh nhân.

Về cơ bản, sản phẩm này cũng giống như loại thuốc viên thông thường khác, chỉ khác ở chỗ sẽ được gắn thêm một cảm biến nhỏ, có thể được theo dõi bằng một miếng dán gắn trên bụng bệnh nhân.

Trước đó, cũng đã có một số loại thuốc được sản xuất và ứng dụng công nghệ cao. Đó là một dạng thuốc trị trầm cảm và tâm thần phân liệt có tên Abilify. Cụ thể, trong năm 2017, một công ty đã đưa công nghệ phần cứng của mình vào 40 loại thuốc khác nhau, từ thuốc điều trị bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần đến tiểu đường.

Về phần Proteus, công ty này đang được định giá 1.5 tỷ đô la, và đã huy động được 487 triệu đô la vốn đầu tư, trong đó có sự ủng hộ rất lớn từ các nhà đầu tư tên tuổi trong thế giới công nghệ như Novartis. Và với phát minh mới này, Proteus tuyên bố rằng họ sẽ là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ cao vào điều trị ung thư.

Vào hôm thứ năm, Proteus đã công bố quyết định khởi động thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về công nghệ mới của mình trong chữa trị ung thư. Theo đó, đã có bảy bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng tiến triển đã được cho sử dụng loại thuốc hóa trị liệu capecitabine được gắn cảm biến thay cho thuốc thông thường. Chương trình hiện đang diễn ra với sự hợp tác của hệ thống y tế phi lợi nhuận Fairview Health Services và Đại học Minnesota, và dự kiến sẽ kéo dài trong vòng hai năm tới. Công ty hy vọng sẽ có hơn 750 bệnh nhân tham gia vào cuộc thử nghiệm đầy tham vọng này.

 Công ty hy vọng sẽ có hơn 750 bệnh nhân tham gia vào cuộc thử nghiệm đầy tham vọng này.

Mục tiêu của thử nghiệm là để xác định xem liệu loại "thuốc thông minh" này có thực sự thông minh hay không, tức là có thể giúp bệnh nhân đạt được những tiến triển mới trong điều trị. Một điểm thú vị của loại thuốc này là nó có thể lên lịch cũng như nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ. Đó là một mục tiêu quan trọng đối với các tình trạng bệnh lý như trầm cảm, tâm thần phân liệt và ung thư - khi mà bệnh nhân thường phải vật lộn để uống thuốc mỗi ngày. Sử dụng loại thuốc mới này trong thời gian dài hứa hẹn sẽ đảm bảo rằng bệnh nhân luôn tuân thủ đúng liều lượng, đây là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị.

"Trong điều trị bệnh ung thư, sự khác biệt giữa sử dụng quá nhiều thuốc và quá ít thuốc là rất lớn", Edward Greeno, một bác sĩ chuyên khoa ung thư đang giữ vai trò giám sát cuộc thử nghiệm và là giám đốc của dịch vụ tư vấn ung thư tại Đại học Y Minnesota cho biết.

Loại thuốc này có thể liên lạc với bác sĩ và thu thu thập thông tin của người bệnh

Loại thuốc này có thể liên lạc với bác sĩ và thu thu thập thông tin của người bệnh

Thuốc kỹ thuật số của Proteus hoạt động bằng một cảm biến cực nhỏ. Cảm biến này có thể được gắn vào một viên thuốc và sau đó, nó được bọc trong một lớp vỏ mờ. Lớp vỏ này sẽ vỡ ra khi bệnh nhân nuốt viên thuốc và cảm biến bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Sau khi uống thuốc, bệnh nhân sẽ gắn một cảm biến khác có kích thước bằng tấm thẻ tín dụng lên khu vực bụng (dạ dày) của mình để các thiết bị có thể kết nối được với nhau.

Công ty Proteus được thành lập vào năm 2001 và được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp giấy phép sử dụng đối với công nghệ thuốc thông minh của mình vào năm 2012. Cho đến nay, công ty cho biết đã có 177.000 viên thuốc có gắn cảm biến của họ đã được sử dụng trong chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau, từ thuốc điều trị bệnh lao cho đến thuốc cho người nhiễm HIV, và bây giờ là ung thư.

Ngoài việc gửi báo cáo cho bác sĩ về lịch uống thuốc của bệnh nhân, thuốc kỹ thuật số của Proteus cũng sẽ có nhiệm vụ theo dõi mức độ vận động của bệnh nhân - thu thập các thông tin cho họ biết họ thường xuyên di chuyển ở đâu và trong bao lâu.

Loại thuốc này có thể sẽ hơi “khó nuốt” đối với những bệnh nhân không hài lòng về việc mình bị theo dõi từ xa, nhưng Greeno cho biết những bệnh nhân mà ông hiện làm việc cùng đang thực sự cảm thấy tình hình có nhiều tiến triển hơn khi sử dụng loại thuốc này. Họ có cảm giác an tâm hơn như thể luôn được các bác sĩ dõi theo mọi lúc trong ngày.

Ngoài ra, Greeno cho biết việc bệnh nhân sử dụng thuốc kỹ thuật số cũng giúp ông có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin quan trọng về cường độ vận động và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân - những điều rất cần thiết trong điều thị, cũng như thúc đẩy ông nghĩ về những phương pháp kết hợp tốt hơn giữa việc tập thể dục vào điều trị ung thư nói riêng và các loại bệnh khác nói chung.

Liệu thuốc kỹ thuật số có nên được sử dụng đại trà trong y tế?

Liệu thuốc kỹ thuật số nó nên được sử dụng đại trà trong y tế?

Thử nghiệm sử dụng công nghệ cao trong điều trị ung thư của Proteus là một dự án đầy tham vọng. Mặc dù tính cho đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có bảy bệnh nhân đăng ký tham gia nhưng với tính hiệu quả trong thực tiễn như đã nói, tham vọng có được 750 tình nguyện viên tham gia là hoàn toàn khả thi. Hơn nữa, Hệ thống y tế Fairview cũng cam kết sẽ tài trợ toàn bộ chi phí điều trị cho những bệnh nhân tham gia vào dự án này.

Không những vậy, Proteus cũng có tham vọng số hóa tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân ung thư đang dùng, và trong tương lai là toàn bộ các loại thuốc đang được sử dụng trên thị trường, từ thuốc chống buồn nôn, cảm cúm đến các loại thuốc giảm đau và thuốc đặc trị.

Rõ ràng là về mặt lý thuyết, thuốc kỹ thuật số mang lại nhiều lợi ích hơn đáng kể so với thuốc thông thường. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học về điều này vẫn còn chưa rõ ràng.

Một nghiên cứu do Proteus tài trợ với sự tham gia của khoảng 100 bệnh nhân bị tăng huyết áp và tiểu đường type 2 cho thấy thuốc kỹ thuật số của công ty có mang lại đôi chút cải thiện trong việc điều trị so với thuốc thông thường, nhưng kết quả có phần hơi “hỗn hợp”. Cụ thể, các nhà khoa học chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này đã công bố trên tạp chí Nghiên cứu Y tế năm 2017 rằng các bệnh nhân cao huyết áp sau khi sử dụng thuốc kỹ thuật số của Proteus đã có các chỉ số huyết áp tốt hơn một chút.

Một số nhà khoa học khác cũng đã cố gắng nghiên cứu xem chức năng nhắc nhở bệnh nhân dùng thuốc có thể mang những lợi ích rõ rệt hay không, nhưng kết quả thu về cũng chưa được như mong đợi.

Sẽ còn phải mất rất nhiều thời gian để Proteus chứng minh được tính hiệu quả đối với các sản phẩm của mình trong sử dụng thực tế, ít nhất là sau khi cuộc thử nghiệm đầy tham vọng của họ kết thúc vào năm 2021.

Xem thêm:

Thứ Bảy, 02/02/2019 08:11
51 👨 113
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Công nghệ mới