Những trò bịp khó quên của giới công nghệ thông tin

Năm 1995, người sử dụng Internet sửng sốt trước thông báo rằng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu với tỷ lệ 165/171, tán thành quyết định đóng cửa mạng kết nối toàn cầu do không kiểm soát được lượng thông tin thiếu lành mạnh.

Năm 1962, người dân Thụy Điển đã bị đài truyền hình nước này "lừa" đổi TV đen - trắng thành TV màu chỉ bằng cách phủ tất nylon lên màn hình. Hàng trăm nghìn người đã thử làm thế nhưng thất bại và mãi đến năm 1970, TV màu mới xuất hiện ở Thụy Điển.

Năm 1992, hãng máy tính Apple tuyên bố cho ra mắt chương trình System 7.0 có thể điểu chỉnh máy pha cafe và soda trên desktop.

Tổ chức quản lý điện tử Electronic Frontier Foundation (Mỹ) vào năm 1996 còn khẳng định sản phẩm có tên V-Chip sẽ được cài vào sách báo để các bậc phụ huynh có thể quản lý những gì con cái họ đọc.

Ngay năm sau đó, không ít người lại bị "xỏ mũi" khi nhận được e-mail khẳng định mạng kết nối toàn cầu tạm ngừng hoạt động từ 31/3 đến 2/4 để các robot tập trung vào việc dọn dẹp "rác" trên Internet.

Năm 1999, tờ Red Herring quả quyết nhóm chuyên gia của tổ chức Tidal Wave Communications đã sử dụng một công nghệ được phát triển từ thời chiến tranh vùng vịnh nhằm cho phép mọi người dùng khả năng ngoại cảm để gửi e-mail tới máy tính.

Ngày 1/4/2002, mọi người lại "kinh hoàng" trước câu chuyên đăng trên Betterhumans.com rằng một chuyên gia phần mềm ở Texas (Mỹ) đã bị nhiễm virus máy tính vào cơ thể.

Còn trang tin công nghệ The Register năm 2003 cho hay một công ty có tên Backfire Security đã phát triển phần mềm Payback v1.0 có khả năng dò tìm địa chỉ IP của hacker và tấn công ngược lại kẻ đó.

Thông tin hãng Virgin Mobile (Mỹ) chuẩn bị giới thiệu một chiếc điện thoại di động với bàn phím ngược dành cho người thuận tay trái vào năm 2004 cũng thu hút sự chú ý không kém.

Chủ Nhật, 01/04/2007 13:09
31 👨 60
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp