Những tình tiết trị giá hàng tỉ đô trong phiên tòa chống độc quyền FTC giữa Apple và Qualcomm

Với mức vốn hóa cao hơn gấp mười lần so với Qualcomm, Apple khó có thể tưởng tượng được rằng mình lại là nạn nhân của chiến dịch tống tiền có giá trị lên đến hàng tỷ đô la. Qualcomm bị cáo buộc về hành vi độc quyền, đặt giá bản quyền quá cao, cũng như từ chối cấp bản quyền cho những hãng phát triển vi xử lý khác, và hứa hẹn những hợp đồng độc quyền với những hãng như Apple nếu họ từ chối dùng sản phẩm của các nhà sản xuất khác.

Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất trong vụ kiện chống độc quyền của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ chống lại Qualcomm đang đặt ra những câu hỏi “hóc búa” cho cả hai công ty, đó chính là các cáo buộc chéo liên quan đến phí và điều khoản cấp phép khó khăn, cũng như những thông tin mới hé lộ lý do tại sao các modem của Qualcomm lại biến mất khỏi những chiếc iPhone sản xuất năm 2018.

Với mức vốn hóa cao hơn gấp mười lần so với Qualcomm, Apple khó có thể tưởng tượng được rằng mình lại là nạn nhân của chiến dịch tống tiền có giá trị lên đến hàng tỷ đô la

Theo báo cáo tại phòng xử án từ CNET (thông qua MacRumors), một trong những vấn đề quan trọng là nằm ở chính sách “no license, no chips” của Qualcomm. Công ty này sử dụng danh mục các bằng sáng chế di động chính của mình làm đòn bẩy khi đàm phán chống lại Apple. Nếu Apple từ chối đồng ý với các điều khoản cấp phép tiêu chuẩn của Qualcomm, họ sẽ không được phép mua modem iPhone tương thích CDMA của Qualcomm, trong khi đây là những bộ phận cần thiết để sản xuất ra những chiếc iPhone cho nhà mạng Verizon.

Giám đốc điều hành của Apple Jeff Williams đã làm chứng trong phiên tòa hôm nay rằng công ty đã đàm phán một thỏa thuận với Qualcomm vào năm 2011 để mua lại các modem CDMA, theo đó Qualcomm yêu cầu phải được hương một tỷ lệ phần trăm cho mỗi chiếc iPhone bán ra. Apple chỉ muốn chỉ trả 1.50 đô la cho Qualcomm với mỗi chiếc iPhone bán ra. Cụ thể, một modem có giá 30 USD, và mức phí bản quyền là 5% tương đương 1,5 USD, nhưng Qualcomm không đồng ý và cuối cùng, Apple vẫn phải trả tới 7.5 USD, cũng như phải cấp cho Qualcomm sự độc quyền về chip baseband và đồng ý lên tiếng chống lại một tiêu chuẩn không dây vừa chớm nở có tên WiMax. Nếu vi phạm các điều khoản đó, các khoản thanh toán mà Apple phải chi trả cho Qualcomm sẽ tăng lên.

Apple vs Qualcomm

Mặc dù vậy, Qualcomm không phải là công ty duy nhất muốn tìm cách kiếm tiền từ thỏa thuận này. Trong lời khai vào tuần trước, Giám đốc điều hành của Qualcomm là Steve Mollenkopf cho biết, ban đầu Apple yêu cầu một khoản phí trị giá 1 tỷ USD để giảm chi phí kỹ thuật trong việc hoán đổi chip iPhone hiện tại với Qualcomm.

Hai năm sau, Qualcomm đã tìm cách tăng phí mà Apple phải trả từ 7.5 lên thêm từ 8 đến 10 USD, qua đó khiến cho chi phí cấp phép chip hàng năm của Apple với Qualcomm có khả năng tăng thêm một tỷ đô la. Sau khi đàm phán, Apple vẫn giữ được mức giá như cũ, nhưng họ bắt buộc phải sử dụng độc quyền chip của Qualcomm, không được tìm đối tác khác. Tuy nhiên, sau khi đàm phán thành công các hợp đồng cung cấp chip từ cả Qualcomm và Intel - một động thái mà Qualcomm đã mô tả là phụ thuộc vào việc Apple sử dụng trái phép công nghệ Qualcomm để hỗ trợ Intel - Apple đã khởi xướng một vụ kiện và các hành động liên quan để chống lại khoản phí cấp phép của Qualcomm. Nhưng đó là chuyện sau này.

Những tiết lộ mới nhất góp phần bổ sung thêm những thông tin chi tiết cho các cáo buộc của Apple trước đó đối với Qualcomm, cho thấy Apple cảm thấy mình bị bắt buộc phải trả phí cấp phép cao để có thể hỗ trợ mạng Verizon CDM (một bước cần thiết trong phát triển kinh doanh iPhone).

“Chúng tôi đã phải đối mặt với việc phải chi trả một khoản chi phí gia tăng lên tới hơn 1 tỷ USD mỗi năm cho tiền bản quyền, giống hệt như việc bị dí súng vào đầu vậy”, ông Williams giải thích lý do Apple phải ký hợp đồng mới vào năm 2013.

“Chúng tôi đã phải đối mặt với việc phải chi trả một khoản chi phí gia tăng lên tới hơn 1 tỷ USD mỗi năm cho tiền bản quyền, giống hệt như việc bị dí súng vào đầu vậy”

Bất chấp các vụ kiện của Apple và FTC chống lại Qualcomm, Williams đã làm chứng rằng Apple hy vọng sẽ tiếp tục được quyền sử dụng cả hai modem của Qualcomm và Intel trong các iPhone mới nhất của mình, nhưng đã bị từ chối. “Kế hoạch sử dụng các modem từ 2 nhà cung cấp riêng biệt của chúng tôi đã bị Qualcomm từ chối. Họ sẽ ngừng hỗ trợ hoặc bán chip cho chúng tôi. Chúng tôi rất muốn tiếp tục có quyền sử dụng các công nghệ của Qualcomm”.

Lời khai của Jeff Williams, có phần khó hiểu vì CEO Steve Mollenkopf của Qualcomm đã liên tục nói trong năm ngoái rằng ông hy vọng sẽ các vấn đề với Apple sẽ được giải quyết trước khi phiên tòa diễn ra. Hơn nữa, Bloomberg cũng báo cáo rằng Qualcomm đã cung cấp cho Apple các modem có thể được sử dụng trong iPhone 2018 và nói công khai rằng họ cam kết hỗ trợ các thiết bị mới của Apple, phù hợp với sự hỗ trợ của chính Qualcomm với tất cả các đối tác khác. Ngoài ra, Qualcomm cũng tuyên bố rằng việc giảm phí cho giấy phép sử dụng bằng sáng chế đối với mỗi thiết bị là nhằm cải thiện mối quan hệ của họ với các nhà sản xuất thiết bị cao cấp khác.

Các vấn đề về cấp phép và cung cấp chip đã trở nên nghiêm trọng hơn trong năm 2018 vừa qua, do Qualcomm đã đi đầu trong việc đẩy mạnh thương mại hóa các công nghệ di động 5G. Điều này rõ ràng đã khiến Apple không thể phát hành iPhone 5G cho đến khi một công ty khác cung cấp cho họ modem 5G, bởi Intel đáng phải vật lộn để hoàn thiện công nghệ này, khiến các đối thủ Samsung và MediaTek có cơ hội tiềm năng.

Apple không thể sớm đêm 5G lên bởi Intel đã phải vật lộn để hoàn thiện công nghệ này

Như đã nói, do Qualcomm không đồng ý tiếp tục hợp tác nên trên thế hệ iPhone 2018, Apple chỉ sử dụng modem do Intel cung cấp. Điều này rõ ràng đã khiến Apple không thể sớm đêm 5G lên bởi Intel đã phải vật lộn để hoàn thiện công nghệ này. Theo các nhà quan sát, các con chip 5G đầu tiên của Intel sẽ chỉ được hoàn thiện vào năm 2020, trong khi Qualcomm hiện đã cung cấp chip 5G cho nhiều hãng để ra mắt trong năm nay. Do vậy, khả năng cao là tốc độ kết nối mạng di động của iPhone trong năm cũng nay sẽ thua kém khá nhiều so với đối thủ. Thực tế này cũng mở ra tiềm năng cho Samsung và MediaTek trong việc có cơ hội trở thành nhà cung ứng chip cho Apple.

Xem thêm:

Thứ Tư, 16/01/2019 09:28
52 👨 57
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ