Mùa mua sắm, mùa "làm ăn" của tin tặc (phần cuối)

Người tiêu dùng cần cảnh giác cao độ khi mua sắm trực tuyến với danh sách "12 hình thức lừa đảo vào dịp mua sắm cuối năm" do hãng bảo mật McAfee công bố.

>> Kỳ 1: Mùa mua sắm, mùa "làm ăn" của tin tặc


Cần cảnh giác khi mua sắm trực tuyến - Ảnh: Internet

Trang web đấu giá gian lận

Những kẻ lừa đảo thường ẩn dưới dạng các trang web đấu giá vào mùa lễ. Người mua cần đề phòng những lượt đấu giá rẻ bất ngờ xuất hiện giống hệt như những thỏa thuận đấu giá hợp lệ, vì vậy những lần mua hàng thường không bao giờ có chủ sở hữu mới.

Trang web giả mạo đánh cắp mật khẩu

Ăn cắp mật khẩu là vấn nạn nguy hiểm trong mùa lễ, những kẻ trộm thời đại số thường sử dụng công cụ ghi lại những tổ hợp phím, gọi là keylogging. Một khi tội phạm có quyền truy cập vào một hay nhiều tài khoản với mật khẩu đánh cắp được, chúng sẽ truy cập vào tài khoản ngân hàng, chi tiết thẻ tín dụng trên phạm vi rộng lớn và rút sạch tài khoản của khách hàng chỉ trong vài phút. Chúng cũng thường gởi thư rác từ tài khoản của người dùng cho các địa chỉ trong danh sách liên lạc của họ.

Email giả mạo ngân hàng

Tội phạm mạng thường đánh lừa các khách hàng tiết lộ chi tiết tài khoản ngân hàng của họ bằng cách gửi những thư điện tử có vẻ như hợp pháp từ các tổ chức tài chính yêu cầu người sử dụng xác nhận thông tin tài khoản, trong đó bao gồm tên người dùng và mật khẩu, với một cảnh báo rằng tài khoản của họ sẽ không hợp lệ nếu không thực hiện theo yêu cầu. Sau đó, họ thường bán thông tin này thông qua một thị trường đen.

McAfee tin rằng các tội phạm mạng đang tích cực hơn trong việc lừa đảo người tiêu dùng với chiến thuật này trong những ngày lễ từ những người mua hàng mà chúng đang giám sát chặt chẽ.

Đòi tiền chuộc dữ liệu

Các tin tặc giành quyền kiểm soát máy tính của người dùng thông qua một vài trang web giả mạo có liên quan tới ngày lễ chứa mã độc. Sau đó, chúng hành động như một kẻ bắt cóc tống tiền nhằm cướp các tập tin trên máy tính và mã hóa chúng, làm cho họ không thể đọc và truy cập được. Những kẻ lừa đảo giữ tập tin của người sử dụng và yêu cầu họ thanh toán tiền chuộc để đổi lấy các tập tin bị đánh cắp.

McAfee khuyến cáo người dùng 5 cách sau đây để bảo vệ cho máy tính và thông tin cá nhân:

1. Không bao giờ truy cập vào các đường link trong các thư điện tử: Hãy liên hệ trực tiếp với công ty hay trang web từ thiện bằng cách gõ vào địa chỉ hay sử dụng thủ thuật tìm kiếm. Không bao giờ truy cập vào một đường link nào trong một thư điện tử.

2. Cập nhật hàng ngày cho phần mềm bảo mật: Ngăn chặn phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp, virus và tin tặc với những bộ phần mềm bảo mật được cập nhật hàng ngày.

3. Sử dụng dịch vụ mua bán hay chuyển khoản đảm bảo an toàn: Chỉ kiểm tra các tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch trực tuyến tại nhà hay cơ quan, mạng có dây hoặc không dây khi mạng lưới đã được đảm bảo an toàn. Mạng Wi-Fi thường phải có mật khẩu bảo vệ vì vậy các tin tặc mới không thể giành quyền truy cập vào và gián tiếp kiểm soát hành động trực tuyến. Ngoài ra, cần lưu ý chỉ truy cập vào những trang web thường bắt đầu là https://, thay vì là http://.

4. Sử dụng các mật khẩu khác nhau: Không bao giờ sử dụng những mật khẩu tương tự cho một vài tài khoản trực tuyến. Nên đa dạng hóa các mật khẩu và sử dụng kết hợp những chữ cái phức tạp, số hoặc ký tự đặc biệt.

5. Sử dụng thông thường: Nếu bạn nghi ngờ một sản phẩm hay một giao dịch là không hợp pháp thì đừng truy cập vào. Các tội phạm mạng ẩn dưới nhiều dạng khác nhau giống như trang web hợp pháp, vì vậy hãy cảnh giác khi tìm kiếm và mua sắm.

Thứ Năm, 26/11/2009 09:12
31 👨 350
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp