Mã độc trên MongoDB tấn công hơn 26.000 nạn nhân trong 1 tuần

Mã độc tấn công cơ sở dữ liệu MongoDB đã nhen nhóm từ tuần trước và sau ngày cuối tuần với sự xuất hiện của 3 nhóm mới hijack hơn 26.000 máy chủ, trong đó một nhóm đã tấn công 22.000 máy.

Những vụ tấn công được các nhà nghiên cứu an ninh Dylan Katz và Victor Gevers phát hiện, tiếp nối vụ MongoDB Apocalypse bắt đầu từ cuối tháng 12/2016 và kéo dài cho tới những tháng đầu năm 2017.

Trong những vụ tấn công này, nhiều nhóm hack tìm kiếm cơ sở dữ liệu MongoDB vẫn còn để mở với kết nối ngoài, xóa sạch nội dung và thay bằng các nội dung tống tiền.

Hầu hết các cơ sở dữ liệu (DB) này đều là hệ thống thử nghiệm nhưng một số vẫn chứa dữ liệu. Có những công ty đã trả tiền rồi nhận ra rằng họ bị lừa và kẻ tấn công chưa từng có dữ liệu của họ.

Phát hiện vụ hijack MongoDB mới

Một số nhà nghiên cứu đã truy dấu theo các vụ tấn công bằng sự trợ giúp của Google Docs. Kẻ tấn công đã phá hủy hơn 45.000 cơ sở dữ liệu, có thể còn nhiều hơn.

Từ MongoDB, những vụ tấn công tống tiền này đã lan sang các công nghệ máy chủ khác như ElasticSearch, Hadoop, CouchDB, Cassandra và MySQL. Qua mùa thu và mùa hè, các nhóm hack có liên quan tới vụ việc đã dừng lại và nhiều máy chủ bị tấn công đã không thể hoạt động nữa.

Tuần trước xuất hiện thêm 3 nhóm mới, được phát hiện dựa trên địa chỉ email mà họ dùng trong thông báo tống tiền.

Địa chỉ emailSố nạn nhânSố tiền yêu cầuĐịa chỉ Bitcoin
cru3lty@safe-mail.net22,4490.2 BTCBitcoin address
wolsec@secmail.pro3,5160.05 BTCBitcoin address
mongodb@tfwno.gf8390.15 BTCBitcoin address

Ít vụ tấn công hơn nhưng ảnh hưởng rộng hơn

“So với đầu năm thì số vụ tấn công có giảm nhưng mức độ ảnh hưởng (xét về số nạn nhân) mỗi đợt tấn công lại tăng”, Gevers nói. Những kẻ tấn công đợt đầu tiên cần gần 1 tháng để hijack 45.000 DB thì nhóm Cru3lty đã hạ được một nửa số đó chỉ trong 1 tuần.

Gevers nói rằng anh đã chứng kiến trường hợp nhóm hacker hijack DB của người dùng, người đó khôi phục lại bản sao đã sao lưu rồi sau đó máy chủ lại bị tấn công lần nữa trong cùng 1 ngày do nạn nhân đã không bảo mật DB của mình đúng cách.

Số vụ tấn công ít hơn nhưng ảnh hưởng lại lớn hơn
Số vụ tấn công ít hơn nhưng ảnh hưởng lại lớn hơn

“Giờ chúng ta cần tìm hiểu chính xác chuyện gì đang xảy ra. Liệu đó là do thiếu kiến thức, liên quan tới thiết lập bảo mật [MongoDB] hay họ đang chạy bản cũ vẫn còn lỗ hổng và không có các phương pháp bảo vệ mặc định?”

Năm bận rộn cho cả người tấn công và các nhà nghiên cứu

Gevers nói anh phải mời một số chuyên gia ngoài để phân tích các vụ tấn công MongoDB. Không phải do anh và cộng sự không thể điều tra mà bởi họ còn bận với những lỗ hổng trên các thiết bị kết nối mạng như công cụ đào tiền ảo, modem của Arris hay các thiết bị IoT.

Gevers là chủ tịch GDI Foundation, tổ chức phi lợi nhuận làm việc để bảo đảm an toàn cho các thiết bị mạng. Anh đã bận rộn cả năm trời để bảo vệ cho nhiều kiểu thiết bị, từ AWS S3 cho tới các máy tính có lỗ hổng EternalBlue...

Thứ Sáu, 22/09/2017 16:38
31 👨 271
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tấn công mạng