Việt Nam là môi trường khởi nghiệp năng động nhất Đông Nam Á

Cộng đồng startup Việt Nam hiện tại có những điểm rất riêng so với những cộng đồng khác trong khu vực, với sự phát triển rất vững mạnh và độ nóng thì cũng không thua gì những nước khác.

Ông Sơn Trần, CEO và người sáng lập của Tiki.vn, công ty vừa nhận được đầu tư vòng thứ hai và hợp tác chiến lược cùng tập đoàn Sumitomo, đã chia sẻ rằng tốc độ phát triển của startup Việt đang dần tiến tới cao trào và sẽ không chậm lại cho tới năm 2015 hoặc 2016.

Một số điểm đặc biệt của startup Việt như sau:

Thứ nhất, về số lượng

Số lượng doanh nghiệp trong năm 2013 tăng khá nhanh. Sau đây là 1 vài ví dụ:

Số lượng doanh nghiệp mới đang trên đà tăng: Trong bài phát biểu tại sự kiện TIGERS@Mekong vào đầu tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Cục trưởng Cục phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã lưu ý rằng số lượng doanh nghiệp đăng ký mới đã giảm từ năm 2010 chính là minh chứng cho sự sụt giảm về kinh tế của nước ta.

Tuy nhiên, năm 2013 đã chứng kiến một sự tăng đáng kể so với năm trước. Tính tới giữa năm 2013 đã có 39,000 doanh nghiệp đăng ký thành lập so với con số 69,874 doanh nghiệp đăng ký cả năm 2012. Những con số này chứng tỏ rằng nền kinh tế đang có chuyển biến đi lên.

Việt Nam là môi trường khởi nghiệp năng động nhất Đông Nam Á

Việt Nam dẫn đầu khu vực về lượng đầu tư vào cũng như lượng rút vốn ra, đã có 5 thương vụ hoàn thành và hơn 15 thương vụ đầu tư công nghệ tính từ tháng 1/2013. Điều này chứng tỏ, nhà đầu tư thấy được triển vọng của Việt Nam và giới startup Việt ngày càng phát triển.

Thứ hai, về tính chất

Tâm lý hăng hái và khao khát trong bối cảnh hậu chiến tranh: Từ khi mở cửa và bắt đầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 1989, sự phát triển không ngừng của Việt Nam đã kéo đất nước vượt ra khỏi mức nghèo đói vào năm 2008 và chứng kiến mức tăng trưởng GDP đáng mong đợi.

Một trong những lực đẩy của nền kinh tế không gì khác ngoài những doanh nghiệp trẻ. Sự tăng trưởng dữ dội cũng như sức cạnh tranh đến từ những gian khổ, nghèo đói và từ kinh nghiệm của những thế hệ đi trước đã được truyền lại cho ngày nay. Tâm lý này đã tạo nên một thị trường đầy tiềm năng chưa ai khai phá và những cơ hội dành cho người biết nắm bắt.

Những con người khôn khéo: Người ta thường nói "Ở Việt Nam số bộ luật bằng với số vấn đề của đất nước, mà người Việt thì chỉ thích theo luật rừng mà thôi". Nói một cách dễ hiểu thì các doanh nghiệp vẫn cứ mọc lên như nấm mặc cho có cả đống rào cản trong hệ thống luật pháp, các công ty Việt Nam vẫn phát triển thành những tập đoàn lớn. Điều này vượt ra ngoài tâm lý thực tế về kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên thế giới.

"Người Việt vốn là những nhà kinh doanh bẩm sinh": Ta thường nghe được câu nói này khi ở Việt Nam. Người Việt thường mở những cửa hàng kinh doanh gia đình. Nếu như một cửa hàng giày khai trương trên một tuyến phố thì chắc hẳn vài tháng sau sẽ có thêm vài cửa hàng cạnh tranh với nó. Mặc dù suy nghĩ kiếm tiến của nhiều doanh nhân bị coi là tham lam, nhưng nó vẫn biểu thị một tinh thần ham học hỏi kinh doanh.

Thứ 3, về lịch sử

Sự phân tán của người Việt trên toàn thế giới: Do chiến tranh suốt nhiều thập kỷ, nhiều người Việt Nam đã sống và làm việc tại nước ngoài. Khi họ nhìn thấy được tiềm năng của thị trường trong nước hoặc kết hợp với doanh nghiệp Việt, chúng ta cũng nhận được rất nhiều lợi ích. Nhommua.com, một trong những trang web có lượng mua bán lớn nhất vào khoảng từ năm 2011 – 2012 là minh chứng điển hình cho sự hợp tác giữa một nhóm nhà đầu tư nước ngoài và Việt kiều.

Và điều cuối cùng, cộng đồng đang trên đà phát triển.

Nhiều sự kiện khu vực và quốc tế được tổ chức: Số lượng sự kiện của Việt Nam tăng rất nhanh với những cuộc thi như hackathons và những hội nghị. Hội nghị khu vực thì ta có StartMeUp, quốc tế thì ta có DEMO ASEAN. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của không chỉ cộng đồng trong nước mà từ cả những thị trường phát triển trên thế giới.

Nhiều nhà lãnh đạo hơn bạn nghĩ. Có những người như ông Tài người sáng lập kiêm CEO của socbay, công ty công nghệ điện thoại thành công nhất của Việt Nam, là một trong những giám đốc hiếm khi nào công bố hướng đi hay số tiền đầu tư họ nhận được, không có nghĩa là họ không có. Và nó khiến cho không khí thị trường càng cạnh tranh hơn và họ cũng là những nguồn nhân tài cần được khai thác.

Mối quan hệ thành công: Từ lâu Việt Nam đã không phải là một thị trường dễ xâm nhập như những nước xung quanh. Nhưng với một mạng lưới kết nối giữa 2 thành phố lớn nhất Việt Nam và vượt qua vài rào cản luật pháp là đã có thể vào được thị trường này. McDonald, một ví dụ cho việc xâm nhập thành công vào một thị trường khó tính như Việt Nam thông qua mạng lưới quan hệ, và cả những tập đoàn khác như Samsung, Nokia, Rocket Internet, Microsoft...

Cộng đồng khởi nghiệp được hỗ trợ bằng nhiều cách như nơi làm việc, website thư mục, sự kiện và chương trình phù hợp. Nếu những sự hỗ trợ này tiếp tục được duy trì và phát triển thì tới cuối năm nay chúng ta sẽ được chứng kiến một cộng đồng startup phát triển và vững chắc, nơi mà các doanh nghiệp mới dễ dàng nhận được đầu tư hay có được lượng người dùng đáng kể.

Một lượng lớn người trẻ được đào tạo ở nước ngoài và sau đó quay trở về Việt Nam bắt đầu sự nghiệp. Họ hiểu được thị trường quốc tế và áp dụng kinh nghiệm vào nền kinh tế Việt Nam.

Nếu tất cả những điều trên tiếp tục phát triển thì dự đoán của ông Sơn Trần về sự phát triển của startup Việt tới năm 2015 sẽ sớm thành hiện thực.

Thứ Sáu, 11/10/2013 09:41
31 👨 1.474
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp