Tư vấn nghề nghiệp: Khi đối tác là người thích phàn nàn

Quản Trị Mạng - Trả lời câu hỏi về những xung đột giữa các đồng nghiệp trong công việc, Walton, Giám đốc dịch vụ điện toán của University of Pittsburgh đã trả lời các câu hỏi của một số độc giả, nội dung như sau:

1. “Tôi thường được xếp vào các dự án với một nữ đồng nghiệp lúc nào cũng cảm thấy chán nản với những gì mà sếp và công ty của chúng tôi đang thực hiện. Tôi đã giúp cố ấy hướng vào những vấn đề tích cực hơn và có thể giúp cô ấy tiến bộ, nhưng dường như cô ấy lúc nào cũng chỉ muốn phàn nàn điều gì đó. Thật là mệt mỏi khi phải làm việc chung với một người như vậy. Tôi có thể làm gì trong trường hợp này”?

Trả lời: Những nỗ lực để điều chỉnh thái độ của đồng nghiệp là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng những nỗ lực ấy rõ ràng là vô ích. Đó là một điều không may, nhưng trên thực tế, một vài cá nhân lại cảm thấy hạnh phúc nhất khi được phàn nàn việc gì đó. Nếu bạn biết rằng người nữ đồng nghiệp đó không hề có ý định thay đổi quan điểm, thì tốt nhất, bạn nên tập trung thời gian vào công việc của mình và hạn chế tiếp xúc với cô ấy. Đây là những việc làm cần thiết để có thể hoàn thành dự án. Để giữ cho những quan điểm tiêu cực của người đồng nghiệp đó không ảnh hưởng đến bạn, điều quan trọng là bạn phải giữ khoảng cách với cô ấy trừ trong những giao tiếp cần thiết mà bạn được giao để hoàn thành dự án.

2. “Tôi đã nghỉ làm được 19 tháng sau 8 năm làm quản trị viên hệ thống. Tôi đang sẵn sàng tìm kiếm một công việc có tính chất khác biệt, trừ khi tôi đam mê được làm việc trong ngành công nghệ. Tôi thật sự rất cần một vài lời động viên, khuyến khích”.

Trả lời: Kinh nghiệm của bạn và tình yêu với ngành công nghệ chính là những yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định của bạn. Theo tôi, bạn không nên giới hạn việc tìm kiếm các vị trí công việc liên quan đến ngành công nghệ thông tin vốn rất phù hợp với năng lực của bạn. 8 năm làm việc trong vài trò một quản trị viên hệ thống đã đem đến cho bạn rất nhiều kiến thức có thể áp dụng được trong các vị trí đòi hỏi hiểu biết về công nghệ. Bạn có thể mong muốn mở rộng phạm vi tìm kiếm của mình và xem xét tất cả các vị trí công nghệ thông tin đáng giá khác và sau đó, điều chỉnh nội dung bản sơ yếu lý lịch của bạn để làm rõ kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của bạn phù hợp với vị trí đó như thế nào. Việc dành thời gian để điều chỉnh bản sơ yếu lý lịch của bạn cho mỗi vị trí sẽ giúp bạn tập trung được vào điểm mạnh của mình và giúp cho các nhà tuyển dụng hiểu rõ được kinh nghiệm của bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng như thế nào, cũng như hiểu được những giá trị mà bạn có thể mang lại từ vị trí này.

3. “Khi nền kinh tế suy giảm, tôi rời vị trí giám đốc một văn phòng quản lý dự án và trở lại trường học để học khóa MBA. Tôi đã hoàn thành khóa học này. Xin cho tôi lời khuyên về việc làm thế nào để tôi sử dụng kinh nghiệm cũng như bằng cấp mới của mình một cách tốt nhất để có thể đảm nhiệm được những vị trí lãnh đạo ở mức độ cao hơn”?

Trả lời: Một tấm bằng MBA là một bằng chứng giá trị hỗ trợ cho bạn trong việc tiến đến các vị trí lãnh đạo có nhiều trách nhiệm nặng nề hơn. Bạn đã từng là giám đốc một văn phòng quản lý dự án, do đó bạn có những phẩm chất của một nhà lãnh đạo. Việc chỉ đạo những hoạt động quản lý dự án của một tổ chức sẽ cho bạn có cái nhìn sâu hơn vào những hướng ưu tiên phát triển của như đường lối của tổ chức đó. Bạn nên làm rõ những kinh nghiệm, bên cạnh những văn bằng kiến thức trong quá trình tìm việc của mình.

Thứ Ba, 09/11/2010 11:16
31 👨 133
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp