Trắc nghiệm bạn biết gì về hệ điều hành P13

Bộ câu hỏi trắc nghiệm về hệ điều hành giúp bạn đọc kiểm tra lại những kiến thức của mình góp phần tích cực cho công việc của bạn. Bộ câu hỏi gồm 15 câu với nhiều chủ đề khác nhau, mời bạn đọc thử sức.

Xem thêm:

  • Câu 1. Khi một tiến trình được tạo ra mà bộ nhớ chưa đủ chỗ nó sẽ được chèn vào danh sách:
    • Danh sách tác vụ (Job list)
    • Danh sách sẵn sàng (Ready list)
    • Danh sách chờ (waiting list)
  • Câu 2. Câu nào sau đây phát biểu không chính xác:
    • Tiến trình xử lí tín hiệu theo cách riêng của nó
    • Tiến trình xử lí tín hiệu bằng cách gọi hàm xử lí tín hiệu
    • Tiến trình có thể trao đổi dữ liệu
    • Tiến trình có thể thông báo cho nhau về một sự kiện
  • Câu 3. Phương pháp nhanh nhất để trao đổi thông tin giữa các tiến trình
    • Đường ống
    • Vùng nhớ chia sẻ 
    • Trao đổi thông điệp
    • Socket
  • Câu 4. Kĩ thuật nào sau đây không thể áp dụng hiệu quả trong hệ thống phân tán
    • Đường ống (Pipe)
    • Vùng nhớ chia sẻ
    • Trao đổi thông điệp
    • Socket
    • Câu c,d là đúng
  • Câu 5. Kĩ thuật nào sau đây là liên lạc trực tiếp giữa hai tiến trình
    • Đường ống (Pipe)
    • Vùng nhớ chia sẻ
    • Trao đổi thông điệp
    • Socket
  • Câu 6. Khi giải quyết bài toán miền giăng, điều kiện nào sau đây là không cần thiết:
    • Không có hai tiến trình nào ở trong miền giăng cùng một lúc
    • Phải giả thiết tốc độ các tiến trình, cũng như về số lượng bộ xử lí
    • Một tiến trình bên ngoài miền giăng không được ngăn cản các tiến trình khác vào miền giăng
    • Không có tiến trình nào phải chờ vô hạn để được vào miền giăng
  • Câu 7. Trong các giải pháp đồng bộ tiến trình sau, giải pháp nào vi phạm điều kiện “Không có hai tiến trình cùng ở trong miền giăng cùng lúc”.
    • Sử dụng biến cờ hiệu
    • Sử dụng luân phiên
    • Giải pháp Peterson
    • Câu b, c là đúng
  • Câu 8. Trong các giải pháp đồng bộ tiến trình sau, giải pháp nào giải quyết được vấn đề truy xuất độc quyền trên các máy tính có một hay nhiều bộ xử lí chia sẻ một vùng nhớ chung
    • Trao đổi thông điệp
    • Monitor
    • Semaphone
    • Sleep và Wakeup
    • Câu a, b là đúng
    • Câu b, c là đúng
  • Câu 9. Trong các giải pháp sau, giải pháp nào tiến trình đang chờ nhưng vẫn chiếm dụng CPU
    • Sleep and Wakeup
    • Monitor
    • Semaphone
    • Busy waiting
    • Trao đổi thông điệp
  • Câu 10. Trong các biện pháp ngăn chặn tắc nghẽn sau, biện pháp nào dễ ảnh hưởng đến việc bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu của hệ thống:
    • Tiến trình phải yêu cầu tất cả các tài nguyên trước khi xử lí
    • Khi một tiến trình yêu cầu một tài nguyên mới và bị từ chối, nó phải giải phóng tài nguyên đang bị chiếm giữ, sau đó được cấp phát trở lại cùng lần với tài nguyên mới
    • Cho phép hệ thống thu hồi tài nguyên từ các tiến trình bị khoá và cấp phát trở lại cho tiến trình khi nó thoát khỏi tình trạng bị khoá
    • Câu a và b đúng
    • Câu b và c đúng
  • Câu 11. Để ngăn chặn tắc nghẽn chúng ta phải đảm bảo tối thiểu một trong các điều kiện gây ra tắc nghẽn không được xảy ra, trong các điều kiện sau điều kiện nào là khó có khả năng thực hiện được
    • Có sử dụng tài nguyên không thể chia sẻ
    • Sự chiếm giữ và yêu cầu thêm tài nguyên không thể chia sẻ
    • Không thu hồi được tài nguyên từ tiến trình đang giữ chúng
    • Tồn tại một chu kì trong đồ thị cấp phát tài nguyên
  • Câu 12. Trong đồ thị cấp phát tài nguyên, tài nguyên được thể hiện bằng
    • Hình tròn
    • Hình thoi
    • Hình vuông
    • Hình tam giác
  • Câu 13. Trong đồ thị cấp phát tài nguyên, tiến trình được thể hiện bằng
    • Hình tròn
    • Hình thoi
    • Hình vuông
    • Hình tam giác
Bạn cần cố gắng hơn 
Kết quả này cũng khá đấy 
Bạn trả lời rất tốt 
Kiểm tra kết quả Làm lại
Thứ Ba, 13/11/2018 14:09
4,19 👨 23.067
0 Bình luận
Sắp xếp theo