Google-Apple: Hai kình địch mới

Cùng với sự ra đi của Schmidt, kỷ nguyên mới của những trận chiến công nghệ đã bắt đầu.

Từ đối tác thành đối thủ

Ba thập kỷ trôi qua với biết bao thăng trầm của ngành công nghệ, trước đây, khi Microsoft còn nắm vị trí thống lĩnh, công ty luôn có đối thủ cạnh tranh theo từng giai đoạn, đầu tiên là cuộc đụng độ với Apple vào thập kỷ 80, sau đó là IBM vào những năm 90 và những năm đầu thế kỷ 21 là cuộc đọ sức với Google.

Tuy nhiên, mới đây sau khi Microsoft gây sốc bằng bản báo cáo tài chính thua lỗ cùng với sự sa thải hàng nghìn nhân viên giúp người ta xác định được 2 đối thủ mới trong ngành công nghệ, đó chính là Google và Apple. Ngày 3/8/2009, Eric Schmidt, đồng giám đốc của Google và Apple đã đệ đơn từ chức tại Apple càng chứng tỏ một điều, hai công ty một thời từng là đối tác của nhau chính thức coi nhau là đối thủ.

Dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh thu, đánh giá cổ phiếu, số lần xuất hiện trên báo chí, có thể thấy Apple và Google là hai công ty thành công nhất và gây nhiều ảnh hưởng nhất trong thập kỷ qua. Dĩ nhiên tầm nhìn của họ sẽ tạo nhiều điều mới mẻ cho ngành công nghiệp máy tính trong thập kỷ tiếp theo. Henry Chesbrough, giám đốc trung tâm Open Innovation-Đại học California nhận định, cả 2 đều là những công ty chịu khó đổi mới theo nhiều cách khác nhau.

Khác về cách tiếp cận phần mềm

Google chính là người tiên phong trong việc mở rộng chuẩn Web để các nhà lập trình có thể chạy bất cứ phần mềm nào trên tất cả các thiết bị máy tính. Từ chiến lược đó, đến nay tất cả các chương trình, thiết bị và các website đều trở thành phương tiện để Google kinh doanh quảng cáo trực tuyến.

Tầm nhìn của Apple lại khác hoàn toàn, Apple luôn kiểm duyệt chặt chẽ các ứng dụng được gửi bởi các nhà phát triển, đồng thời kiếm soát những phần mềm có thể đem ra kinh doanh tại kho ứng dụng của iPhone.

Khác cả cách tiếp cận phần cứng

Bên cạnh đó, Apple và Google cũng có hướng đi phần cứng khác nhau.

Google tìm kiếm các nhà sản xuất phần cứng để sản xuất di động và các thiết bị chạy trên hệ điều hành Android, nếu Google coi hệ điều hành Chrome là một sản phẩm thương mại thì chắc chắn Google sẽ tìm nhà sản xuất chạy trên Chrome.

Trong khi đó, Apple không để bất kỳ ai động vào phần cứng của Mac, iPod hay iPhone của mình. Trip Hawkins, giám đốc điều hành công ty phát triển game Digital Chocolate và cũng là nhà đồng sáng lập công ty game khổng lồ Electronic Arts trong thập niên 80 cho biết, Apple tự tin mình có thể kinh doanh phần cứng, họ cũng khá kín tiếng trong việc sản xuất các thiết bị tốt nhất.

Cho đến nay, sự khác biệt giữa hai công ty đã chính thức đươc công bố thành văn bản khi Schmidt rút lui khỏi ban điều hành Apple.

Cả hai công ty đều khẳng định mối quan hệ hai bên rất tốt đẹp.

Phát biểu hôm 3/8, Steve Jobs ca ngợi Eric như một thành viên xuất sắc, tài năng, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Apple. Việc Google lấn sang lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của Apple bằng 2 hệ điều hành Androi và Chrome OS khiến tính hiệu quả của Eric tại Apple giảm đi đáng kể và ông cần phải tự cứu mình thoát khỏi tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Một số nhà quan sát cho rằng việc Apple quyết định “nhả” Schmidt khá dễ hiểu. Hồi tháng 5, Ủy Ban Thương mại Liên Bang Mỹ (FTC) đã tiến hành điều tra xem liệu chức danh giám đốc Apple của Schmidt có vi phạm luật chống độc quyền hay không trước quy định các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực hoặc có các sản phẩm cùng loại có chung thành viên trong ban lãnh đạo.

Ngay khi Shmidt từ chức khỏi ban điều hành Apple, Richard Feinstein, giám đốc FTC khẳng định cơ quan vẫn tiếp tục điều tra trường hợp Arthur Levinson, giám đốc điều hành Tập đoàn công nghệ sinh học Genentech nhưng lại có ghế trong Ban quản trị của Google và Apple.

Chạy đua xem công nghệ tương lai thuộc về ai

Apple và Google vẫn ganh đua để trả lời câu hỏi: Máy tính tương lai sẽ phát triển theo chiều hướng nào? Câu trả lời của Google đó là “đám mây”, thông qua phần mềm chạy trên trung tâm dữ liệu Internet, nơi chứa hàng vạn thông tin và dữ liệu liên lạc để có thể truy cập từ mọi nơi.

Hệ điều hành Android và Chrome đều có thể thay thế hệ điều hành Mac của Apple hay Windows của Microsoft trên máy tính, chức năng chính của hai hệ điều hành trên đó là cung cấp cách tiếp cận đám mây cũng như nạp sức mạnh cho máy tính cơ sở tại bất cứ nơi nào thiếu kết nối Web.

Tuy nhiên, tầm nhìn tương lai của Apple khác hẳn với Google. Công việc kinh doanh chính của họ đó là đem lại những cỗ máy thanh lịch, quyền năng tới cuộc sống hàng ngày của bạn (iPhone, Macbook, iMac).

Hawkins nhận xét chưa có công ty nào trong lịch sử công nghệ có thể tạo cho mình một môi trường riêng như Apple.

Trong những năm tới, có lẽ Apple sẽ mở rộng thêm nhiều danh mục đầu tư vào các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực truyền thông và giải trí. Nhiều nguồn tin cho biết cuối năm Apple sẽ ra mắt máy tính bảng có thể sử dụng như một chiếc tivi xách tay hoặc như một cuốn sách kỹ thuật số. Chẳng điều gì có thể ngăn Apple tạo ra những chiếc tivi có thể xem video tải về từ iTunes. Thế giới càng có nhiều sự lựa chọn thì Apple càng có cớ để tạo cho mình thế độc tôn.

Microsoft đã từng phải vật lộn rất vất vả với IBM, Apple, Netscape hay Google để đưa mình vào vị trí trung tâm trong trận chiến xác định xu hướng công nghệ. Tuy nhiên, gần đây xu hướng công nghệ không còn phát tín hiệu mạnh từ Redmond (bang Washington - trụ sở của Microsoft) nữa mà trung tâm trận chiến được xác định tại thung lũng Silicon. Cùng với sự ra đi của Schmidt, kỷ nguyên mới của trận chiến công nghệ mới chỉ bắt đầu.

Thứ Năm, 06/08/2009 08:05
51 👨 257
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp