Triển khai Vista – Phần 31: Cấu hình chuỗi các nhiệm vụ

Mitch Tulloch

Quản trị mạng – Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách cấu hình chuỗi các nhiệm vụ cho Microsoft Deployment Toolkit 2008.

Chuỗi nhiệm vụ - Task Sequence

Khi đã tạo một distribution share và các điểm triển khai bằng Deployment Workbench, bạn có thể tạo chuỗi nhiệm vụ. Một chuỗi nhiệm vụ task sequence là một loạt các bước sẽ được thực hiện trong một quá trình triển khai. Khi thực hiện một triển khai Lite Touch Installation (LTI), một chuỗi nhiệm vụ sẽ được liên kết với một answer file XML (Unattend.xml) và các đoạn mã. Các đoạn mã này sẽ được thực thi và answer file sẽ được áp dụng để cài đặt Windows trên máy tính đích.

MDT 2008 cho phép bạn tạo 5 kiểu chuỗi nhiệm vụ:

  • Chuỗi nhiệm vụ máy khách - Standard Client Task Sequence – Tùy chọn này sẽ tạo một chuỗi nhiệm vụ có thể được sử dụng cho việc triển khai các image hệ điều hành Windows cho các máy khách, chẳng hạn như các máy tính desktop và laptop.
  • Chuỗi nhiệm vụ thay thế máy khách - Standard Client Replace Task Sequence – Tùy chọn này sẽ backup máy tính đích, backup các thông tin trạng thái của người dùng và xóa ổ đĩa. Các thiết lập ứng dụng này và các thông tin trạng thái của người dùng sẽ được khôi phục vào máy tính sau khi Windows được cài đặt.
  • Chuỗi nhiệm vụ tùy chỉnh – Tùy chọn này sẽ tạo một chuỗi nhiệm vụ không mang tính tùy chỉnh. Cho ví dụ, bạn có thể tùy chỉnh kiểu chuỗi nhiệm vụ cho việc cài đặt các ứng dụng trên máy tính đích đã cài đặt Windows trên chúng.
  • Chuỗi nhiệm vụ máy chủ - Tùy chọn này sẽ tạo một chuỗi nhiệm vụ có thể được sử dụng cho việc triển khai các image hệ điều hành Windows Server vào các máy tính chủ.
  • Chuỗi nhiệm vụ Litetouch OEM – Tùy chọn này cho phép bạn load trước các image Windows vào các máy tính trước khi triển khai trong môi trường sản xuất. Kiểu chuỗi nhiệm vụ này được dự định chính cho các nhà máy sản xuất thiết bị - Original Equipment Manufacturers (OEMs) và chỉ có thể được sử dụng với các điểm triển khai Media.

Tạo một chuỗi nhiệm vụ máy khách

Việc tạo một chuỗi nhiệm vụ mới được thực hiện bằng cách sử dụng wizard. Để khởi chạy New Task Sequence Wizard, kích chuột phải vào Task Sequences trong Deployment Workbench và chọn New để hiển thị trang General Settings của wizard (xem hình 1 bên dưới). Chỉ định tên và ID cho chuỗi nhiệm vụ của bạn cùng với comment. Lưu ý rằng ID không thể bị thay đổi, chính vì vậy trước khi tạo một chuỗi nhiệm vụ, bạn nên lập kế hoạch một số kiểu tên. Trong ví dụ bên dưới, ID 6-1-E-a-001 ám chỉ:

6 = Windows Vista (or Windows 6)
1 = Service Pack 1
E = Enterprise edition
a = x86 (as opposed to b for x64 platforms)
001 = sequential number for all task sequences for this platform

Lưu ý: Bạn chỉ có 16 ký tự để làm việc với ID, chính vì vậy cần phải sử dụng một quy ước tên như trong hình 1.


Hình 1: Tạo một chuỗi nhiệm vụ

Trên trang tiếp theo của wizard, chọn kiểu chuỗi nhiệm vụ mà bạn muốn tạo (Hình 2):


Hình 2: Tạo chuỗi nhiệm vụ máy khách

Trang wizard tiếp theo sẽ hiển thị một danh sách sổ xuống các image của hệ điều hành có sẵn cho triển khai trên distribution share của bạn (hình 3). Chúng ta sẽ chọn phiên bản hệ điều hành tương ứng với tên và ID được chỉ định trong trang trước:


Hình 3: Chỉ định image để triển khai bằng chuỗi nhiệm vụ

Trang tiếp theo cho phép bạn chỉ định mã sản phẩm nếu cần (hình 4). Nếu bạn triển khai một phiên bản hệ điều hành bán lẻ, hãy chọn tùy chọn đầu tiên và đánh vào mã sản phẩm ở đây. Trong trường hợp bạn triển khai một phiên bản hệ điều hành được đăng ký ấn bản chẳng hạn như Enterprise, khi đó bạn có thể chọn tùy chọn đầu và đánh mã sản phẩm Multiple Activation Key (MAK) hoặc nếu bạn sử dụng máy chủ Key Management Service (KMS) để kích hoạt các máy khách của mình, bạn có thể chọn tùy chọn thứ hai.


Hình 4: Không có khóa sản phẩm cần cho KMS để kích hoạt các máy khách Enterprise

Trang tiếp theo cho phép bạn chỉ định tên, tổ chức và trang chủ (hình 5):


Hình 5: Chỉ định trên, tổ chức và trang chủ

Trang tiếp theo cho phép bạn chỉ định mật khẩu cho tài khoản quản trị viên trên máy tính đích (Hình 6). Bạn có thể cung cấp mật khẩu trong suốt quá trình cài đặt khi Windows Deployment Wizard chạy trên máy tính đích.


Hình 6: Chỉ định mật khẩu quản trị viên nội bộ

Khi chuỗi nhiệm vụ mới của bạn đã được tạo thành công, nó sẽ được hiển thị trong panel chi tiết của Workbench (hình 7):


Hình 7: Chuỗi nhiệm vụ mới đã được tạo

Kích đúp vào chuỗi nhiệm vụ mới để mở trang thuộc tính của nó và chỉnh sửa. Tab General cho phép bạn thay đổi tên và comment cho chuỗi nhiệm vụ, bên cạnh đó còn cho phép bạn kích hoạt hoặc vô hiệu hóa nó (hình 8):


Hình 8: Tab General trong trang thuộc tính

Tab OS Info hiển thị phiên bản hệ điều hành mà chuỗi nhiệm vụ có thể được sử dụng cho triển khai (hình 9):


Hình 9: Tab OS Info của trang thuộc tính

Nếu bạn kích nút Edit Unattend.xml trên tab OS Info được hiển thị trong hình trên, answer file XML (unattend.xml) được liên kết với chuỗi nhiệm vụ sẽ được mở trong Windows System Image Manager (Windows SIM) như thể hiện trong hình 10 bên dưới. Thao tác này sẽ cho phép bạn xem các thông tin chi tiết về các thiết lập answer file nào được sử dụng khi triển khai được thực hiện bằng chuỗi nhiệm vụ này. Bạn cũng có thể soạn thảo answer file để tùy chỉnh triển khai nếu cần.


Hình 10: Answer file liên kết với chuỗi nhiệm vụ có thể xem và chỉnh sửa bằng Windows SIM

Tab Task Sequence của trang thuộc tính hiển thị các thông tin chi tiết về các bước được thực hiện khi một chuỗi nhiệm vụ được thực thi. Bạn có thể tùy chỉnh các bước này nếu cần bằng cách cấu hình các thiết lập của chúng, chuyển lên hoặc xuống thứ tự trong chuỗi nhiệm vụ, xóa các bước không cần thiết, hoặc thêm các bước mới. Cho ví dụ, bạn có thể chọn nhóm các gói có liên quan với chuỗi nhiệm vụ của mình bằng cách chọn nút Apply Packages (hình 11):


Hình 11: Tùy chỉnh các bước cho chuỗi nhiệm vụ

Cuối cùng, nếu một chuỗi nhiệm vụ không còn cần thiết nữa, bạn có thể kích phải vào nó trong Workbench và chọn Delete.

Lưu ý: Cần cập nhật điểm triển khai của bạn sau khi tạo một chuỗi nhiệm vụ cho nó.

Kết luận

Trong phần này chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn cách triển khai phiên bản Windows Vista SP1 Enterprise bằng các công cụ của Windows Automated Installation Kit (Windows AIK) 1.1, sử dụng Windows Deployment Services (Windows DS) role của Windows Server 2008, và sử dụng Microsoft Deployment Toolkit (MDT) 2008. Trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về các nâng cao trong triển khai có trong Windows 7 và cách triển khai Windows 7 bằng MDT 2010.

Tham khảo các phần trước của loạt bài này:

Triển khai Vista – Phần 1
Triển khai Vista – Phần 2
Triển khai Vista – Phần 3
Triển khai Vista – Phần 4
Triển khai Vista – Phần 5
Triển khai Vista – Phần 6
Triển khai Vista – Phần 7
Triển khai Vista – Phần 8
Triển khai Vista – Phần 9
Triển khai Vista – Phần 10
Triển khai Vista – Phần 11
Triển khai Vista – Phần 12
Triển khai Vista – Phần 13
Triển khai Vista – Phần 14
Triển khai Vista – Phần 15
Triển khai Vista – Phần 16
Triển khai Vista – Phần 17
Triển khai Vista – Phần 18
Triển khai Vista – Phần 19
Triển khai Vista – Phần 20
Triển khai Vista – Phần 21
Triển khai Vista – Phần 22
Triển khai Vista – Phần 23
Triển khai Vista – Phần 24
Triển khai Vista – Phần 25
Triển khai Vista – Phần 26
Triển khai Vista – Phần 27
Triển khai Vista – Phần 28
Triển khai Vista – Phần 29
Triển khai Vista – Phần 30

Thứ Bảy, 16/05/2009 07:34
31 👨 1.450
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp