[Infographic] IIoT tác động đến các ngành công nghiệp chủ chốt như thế nào?

Ứng dụng của Internet of Things (IoT - Vạn vật kết nối) trong ngành công nghiệp sản xuất được gọi là IIoT (Industrial Internet hay Industry 4.0). Giải pháp này thu hẹp khoảng cách giữa công nghiệp và lĩnh vực công nghệ gần đây đang làm bùng nổ thị trường. IIoT cách mạng hóa việc sản xuất nhờ việc thu nhận và truy cập vào nguồn dữ liệu khổng lồ với tốc độ lớn hơn và hiệu quả hơn nhiều trước đây, giúp nhiều khách hàng tối ưu hóa các hoạt động công nghiệp, từ đó năng suất gia tăng đáng kể và hiệu quả đạt được luôn vượt ngoài mong đợi.

Hiện nay, nhiều công ty đã bắt đầu sử dụng các ứng dụng IIoT cho việc dự đoán và bảo trì, giúp doanh nghiệp có thể giám sát từ xa các hoạt động công việc từ bất cứ đâu. Nói một cách đơn giản, IIoT đang mở đường cho "cuộc lột xác" hoàn toàn các quy trình kinh doanh từ sản xuất đến đặt hàng, giao hàng và bảo trì.

Vậy IIoT đã tác động cụ thể đến các ngành công nghiệp chủ chốt ra sao? Mời bạn đọc cùng Quantrimang.com theo dõi infographic dưới đây để tìm câu trả lời.

Không quá khi nói rằng IoT có mức tăng trưởng rất thần kỳ. Từ 0.3 triệu USD trong năm 1990, tăng lên 90 triệu vào năm 1999, bước tiến vượt bậc với 5 tỷ USD trong 2010, 9 tỷ ở 2013 và dự đoán sẽ đạt tới 1 nghìn tỷ USD vào năm 2015.

IoT đang được sử dụng:

  • Trong hoạt động giám sát và bảo trì.
  • Vận hành từ xa.
  • Kết nối các thiết bị IoT qua Wi-fi.

IoT tác động đến các ngành công nghiệp chủ chốt như thế nào?

Năng lượng: Các công ty năng lượng có các hoạt động trải rộng tại các địa điểm xa xôi như các mỏ dầu và khí đốt đòi hỏi phải theo dõi liên tục. IoT có thể cải thiện bằng cách:

  • Đo tỷ lệ khai thác dầu
  • Kết nối điều khiển đường ống từ đầu đến cuối
  • Bảo dưỡng phòng ngừa
  • Quản lý và theo dõi tài sản

Nước:

  • Cảm biến nước thông minh
  • Bộ điều khiển nước
  • Xử lý nước thải bằng IoT
  • Quản lý nước thông minh

Chăm sóc sức khỏe: Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, có những lo ngại về trải nghiệm khách hàng không chỉ ở chăm sóc tại giường bệnh mà còn ở phòng chờ, phòng cấp cứu và văn phòng kinh doanh. IoT sẽ giúp đỡ bằng cách phát triển và nâng cấp:

  • Thiết bị di động cá nhân
  • Bệnh viện di động
  • Các thử nghiệm lâm sàng
  • Giám sát từ xa

Dịch vụ:

  • Guest-room tự động hóa
  • Cải thiện dịch vụ phòng
  • Bảo trì thông minh

Khai khoáng: Công việc sản xuất, khai khoáng dựa vào máy móc hạng nặng, do đó họ có sự quan tâm sâu sắc trong việc hiểu biết hoạt động của các máy này hơn các công ty trong lĩnh vực khác.

  • Tự động hóa nhà máy
  • Kiểm tra đánh giá thiết bị
  • Hạn chế ảnh hưởng tới môi trường
  • Quản lý và theo dõi tài sản thông minh

Giao thông vận tải: Giao thông vận tải là về chuyển động và hậu cần. Các hệ thống IoT đang đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý các khả năng này.

  • Theo dõi thời gian của tài xế trên đường đi
  • Quản lý đơn hàng và giao hàng theo thời gian thực
  • Hệ thống theo dõi xe tự động
  • Quản lý hàng tồn kho theo yêu cầu

Lợi ích của IIoT

Công việc bảo trì, dự đoán hiệu quả: Nâng cao hiệu quả và bổ sung các giải pháp cải tiến mới. Nhiều công ty vẫn đang ở giai đoạn đầu triển khai IIoT, nhưng mức chi trả chỉ bằng một phần rất nhỏ của lợi ích mà họ đạt được.

Tối ưu hóa tài sản/tài nguyên: Việc ghép nối các cảm biến đó với phần mềm và đưa vào thiết bị sản xuất cho phép dự đoán khi nào thiết bị sẽ trục trặc, giúp các công ty có cơ hội khắc phục sự cố nhỏ trước khi trở thành lớn hơn.

Tăng doanh thu: Các nhà sản xuất đang tìm cách tối ưu hóa hiệu suất trong mọi khía cạnh của sản xuất nhà máy. Cách tiếp cận tập trung vào IIoT là phương pháp tạo ra lợi ích có thể định lượng được. IIoT có thể giúp các tổ chức đạt được những cải tiến đáng kể trong quản lý tài sản.

Chủ Nhật, 02/06/2019 10:47
53 👨 697
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Công nghệ mới