Công nghiệp phần mềm: Định hướng nào?

Ba hội thảo “Hành lang pháp lý cho phát triển CNTT-TT” trong khuôn khổ Tuần Lễ Tin Học VN 14 diễn ra vào các ngày 28-29/9/2005 tại Hà Nội đề cập nhiều vấn đề bức xúc trong phát triển CNTT-TT, nhất là về chính sách, định hướng phát triển công nghiệp phần mềm (CNpPM).

Chính sách chưa sát thực tế

Theo đánh giá của dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh VN” (VNCI) thuộc Cơ Quan Hỗ Trợ Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ, chính sách hỗ trợ của VN cho các doanh nghiệp PM (DNPM) hiện nay tỏ ra ít hiệu quả, chưa đúng hướng. Kết quả cuộc khảo sát trên 200 DNPM về “Tác động của môi trường chính sách đối với CNpPM VN” do VNCI phối hợp với một số tổ chức trong nước thực hiện cho thấy số lượng DN biết về các dự án, chương trình của Chính Phủ không nhiều, do các nguyên nhân: quan hệ không tốt, không nắm được thông tin, thủ tục quy chế rất phức tạp. Vì thế, tác dụng của các dự án, chương trình của Chính Phủ dành cho DN còn hạn chế.

Đối với thị trường nước ngoài, trước đây, Nhà Nước thường tổ chức cho DN tham quan, khảo sát, xúc tiến thương mại. Nhưng theođiều trathì thay vì cho DN ra nước ngoài, Nhà Nước nên mời DN, tổ chức nước ngoài vào VN. Như thế, sẽ có nhiều DN VN được tiếp xúc với đối tác nước ngoài hơn.

Các DN cũng không cho việc ưu tiên DN trong nước hay DN vừa và nhỏ là quan trọng, mà quan trọng là thông tin phải công khai, rộng rãi để có sự bình đẳng trong kinh doanh. Trong các chương trình đào tạo của Nhà Nước hiện nay, việc đào tạo kiến thức CNTT cho cán bộ quản lý thường xếp ở vị trí thấp, nhưng DN lại cho rằngđào tạo cán bộ quản lýrất quan trọng vì đối tượng này có tiếng nói quyết định...

Chiến lược gia công phần mềm

Mặc dù điều tra nói trên chỉ tập hợp một số nhận xét của các DN, chưarút rakhuyến nghị về chính sách, định hướng của Nhà Nước đối với phát triển CNpPM, nhưng ông Jay Gullish, chuyên gia tư vấn công nghệ và chiến lược của VNCI đã thử đưa ra một hướng đi cho CNpPM VN. Theo ông, ngành CNTT gồm 2 phần: CNTT và các dịch vụ gia công dựa trên nền CNTT. Với một thị trường PM toàn cầu lên tới 300 tỉ USD, cộng với xu hướng thuê gia công (outsource) đang rất thịnh hành, các nước đang phát triển sẽ dễ nắm bắt nhiều cơ hội vì làm gia công không đòi hỏi phải am hiểu kỹ CNTT, mà cần hiểu biết về chuyên ngành, dịch vụ đang đặt gia công. Hiện nay, VN ở vị trí thứ 19 trong số 25 nước nhận gia công hàng đầu thế giới, nhưng 2 chỉ số quan trọng là môi trường kinh doanh và con người ở VN còn chưa được đánh giá cao. Do đó, cần cải tạo môi trường kinh doanh, đào tạo và nâng cao nguồn lực (số lượng và đặc biệt là chất lượng). Yếu tố quan trọng thứ 3 là cơ sở hạ tầng về viễn thông ở VN đang ở cấp thấp, chủ yếu phục vụ người dùng cá nhân, cần nâng cấp hơn nữa.

Theo ông Gullish, VN không thể cạnh tranh về vị trí với Ấn Độ và Trung Quốc vì quy mô thị trường nhỏ, nguồn lực, cơ sở hạ tầng thiếu... Nhưng thay vào đó, VN nên trở thành một mắt xích trong mô hình gia công toàn cầu. Từ đây, có thểđưa rachiến lược cho PM VN: Một là, phục vụ tốt các khách hàng hiện tại, từ đó thu nhận năng lực, kỹ năng cần thiết, đồng thời cần dự đoán xem thị trường sẽ theo hướng nào. Hai là, tham gia vào mô hình gia công toàn cầu mở rộng, tức là gia công phụ cho các công ty của Ấn Độ, Trung Quốc... (vì những nước này đã có trình độ khá cao và đang tham gia các thị trường có giá trị gia tăng cao hơn). Đây cũng là hướng quan trọng, giúp mang lại kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết về gia công, từ đó có thể tiến tới gia công quốc tế.

Thêm vào đó, thị trường đang dần xuất hiện những dịch vụ gia công mới, nếu đi trước sẽ nắm bắt được. Chẳng hạn, VN có thể nắm bắt cơ hội gia công cho các nước và vùng tương đồng về thị trường, địa lý, văn hóa, như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông... Kết hợp cả 2 hướng nêu trên, đồng thời nâng cao, phát triển kỹ năng CNTT lẫn kiến thức chuyên ngành, năng lực nghiên cứu triển khai, VN sẽ là một trong những điểm gia công tốt nhất thế giới.

Chiến lược mà ông Gullish đưa ra có phần giống với “Chiến lược đột phá phát triển CNpPM VN” của Hiệp Hội DNPM VN (VINASA). Ông Nguyễn Đình Thắng, phó chủ tịch VINASA cho biết, hướng đột phá thứ nhất của hiệp hội này là gia công PM cho thị trường Nhật Bản. Ba hướng đột phá tiếp theo là phát triển game online, sản xuất PM nhúng, phát triển thị trường và các giải pháp ERP. Xem ra, gia công PM cho nước ngoài vẫn là hướng đi tối ưu hiện nay.

Tuy nhiên, một số đại biểubày tỏ sự thất vọng,không đồng tình với hướng đi này, cho rằng chiến lược nhiều DNPM VN theo đuổi cũng như nước ngoài tư vấn chỉ là “chiến lược làm thuê”, và nếu cứ chạy theo việc gia công PM cho nước khác thì CNpPM VN không thể lớn mạnh, không có tương lai. Ở đây cần có sự định hướng của Nhà Nước, vì DN chủ yếu làm vì lợi nhuận. Nhưng các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này lại chưa vạch ra chiến lược rõ ràng nào cho CNpPM. Như vậy, định hướng cho CNpPM vẫn còn bỏ ngỏ.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CNTT - TT ĐẾN 2010 VÀ 2020
Ngày 6/10/2005, Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Quyết Định số 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, giao cho Bộ BCVT chủ trì, phối hợp thực hiện với các bộ ngành khác.
Theo đó, mục tiêu phát triển đến năm 2010: Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. CNTT-TT trở thành ngành mũi nhọn, tốc độ tăng trưởng 20 - 25%/năm, tổng doanh thu khoảng 6 - 7 tỷ USD (năm 2010). Cơ sở hạ tầng CNTT-TT phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ. Mật độ thuê bao Internet đạt 8 - 12 thuê bao/100 dân (trong đó 30% là thuê bao băng rộng), tỷ lệ sử dụng Internet đạt 25 - 35%; mật độ bình quân máy tính cá nhân đạt trên 10 máy/100 dân...
Định hướng phát triển đến 2015 và tầm nhìn đến 2020: Tổng doanh thu CNTT-TT khoảng 15 tỷ USD, 80% sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp ĐH đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế... Tất cả các bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính Phủ...
Theo bản tin Luatgiapham.com

Thụy Anh

Thứ Tư, 02/11/2005 16:12
31 👨 241
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp