Các định dạng 3D thông dụng trên HDTV

Side-by-side, Top-and-bottom và Frame-packing là ba định dạng phổ biến trên hầu hết TV 3D hiện nay, trong đó Frame-packing cho chất lượng 3D tốt nhất.

> Chuyển hình ảnh 2D sang 3D trên TV 3D

Công nghệ hình ảnh nổi 3D chiều không phải là một điều quá mới mẻ. Thực tế, ngay từ giữa những năm 1800, các thiết bị cho phép hiển thị các bức hình ảnh nổi với hiệu ứng 3 chiều đã xuất hện dưới tên gọi stereoscope.

Trong khi đó, bộ phim 3D anaglyph (sử dụng công nghệ lọc màu) đã được sản xuất từ đầu những năm 1900. Cho tới những năm 1950, khi TV trở nên phổ biến ở các gia đình tại Mỹ, dòng phim 3D cũng bắt đầu xuất hiện một cách chính thống.

Trải qua nhiều năm, các công nghệ trình chiếu 3D cũng lần lượt có được các bước cải tiến về cả cách thức tạo ra hình ảnh lẫn chất lượng.

Hình ảnh 3D ngày nay có chất lượng, hiệu ứng chiều sâu tốt hơn, được tạo ra từ việc kết hợp hai hình ảnh riêng biệt, một được thấy từ mặt trái và một được thấy từ mặt phải. Phương thức trình diễn 3D ngày nay cũng tạo ra nhiều đinh dạng 3D khác nhau dành cho HDTV.

Dưới đây là ba định dạng 3D thông dụng, đang được nhiều hãng sản xuất TV 3D và nội dung 3D áp dụng nhất hiện nay:

Side-by-side

Các định dạng 3D thông dụng trên HDTV
3D Side-by-side nếu xem ở chế độ 2D thông thường.

Đây là định dạng được sử dụng nhiều đối với truyền hình 3D, với việc chia đôi khung hình 2D thông thường ra làm hai theo chiều ngang, phục vụ cho hình ảnh riêng biệt tới từng mắt kính trái và phải. Bởi vậy độ phân giải mà hình ảnh ở mỗi mắt thu được sẽ chỉ còn 960 x 1.080 pixel.

Thực tế, do tốc độ đường truyền dữ liệu của truyền hình 3D không thể cao bằng việc phát từ đĩa 3D Blu-ray nên các nhà sản xuất buộc phải sử dụng định dạng này. Độ phân giải của hình ảnh ba chiều, theo đó, sẽ bị hạn chế ở mức 720p và 1080i.

Người dùng cũng phải lựa chọn đúng định dạng 3D Side-by-side trên TV 3D thì mới có thể thưởng thức được các hình ảnh ba chiều. Còn nếu không, lựa chọn chế độ 3D, TV sẽ hiển thị hình ảnh bị chia đôi thành 2 khung hình khác nhau.

Ưu điểmNhược điểmSử dụng trên

Top-and-bottom

Các định dạng 3D thông dụng trên HDTV
Định dạng Top-and-bottom cho hình ảnh 3D thể thao đẹp hơn.

Đây cũng là một định dạng 3D thông dụng nữa vốn được sử dụng nhiều ở truyền hình 3D, có chất lượng tương đương với 3D Side-by-side. Tuy nhiên, thay vì chia đôi khung hình theo chiều ngang thì Top-and-bottom lại chia hình ảnh theo chiều dọc.

Tuy nhiên, độ phân giải hình ảnh tối đa vẫn có thể đạt chuẩn 720p với số lượng điểm ảnh theo chiều ngang 1.280 pixel. Với tổng số lượng điểm ảnh theo chiều ngang lớn hơn, định dạng 3D này cho chất lượng hình ảnh nổi ở các chương trình thể thao hay các khung hình chuyển động nhanh tốt hơn so với 3D Side-by-side.

Ưu điểmNhược điểmSử dụng trên

Frame-packing

Các định dạng 3D thông dụng trên HDTV
Frame-packing cho chất lượng 3D lên tới Full HD.

Đây là định dạng 3D cho chất lượng hình ảnh tốt nhất hiện nay. Thay vì phát đồng thời cả hai hình ảnh cho mắt trái và phải vào một khung hình, định dạng Frame-packing sẽ lần lượt phát từng khung hình ảnh cho mắt trái và phải vào mỗi khung hình khác nhau. Nhờ vậy, độ phân giải của hình ảnh vẫn được giữ nguyên giúp tạo ra các hình ảnh nổi ba chiều tốt nhất.

Frame-packing được sử dụng trên phần lớn các bộ phim 3D Full HD 1080p ở đĩa Blu-ray và các trò chơi 3D hỗ trợ 720p trên máy console PS3. Điểm khác biệt mấu chốt của công nghệ này là việc tất cả các loại TV 3D hiện nay đều có chế độ tự động nhận diện tín hiệu 3D Frame-packing, nhờ vậy TV sẽ tự động nhận diện và phát một cách chính xác các nội dung 3D này.

Ở một số trò chơi 3D mới nhất hiện nay như Crysis 2, các hình ảnh cũng đã được tùy chỉnh lại theo định dạng Frame-packing.

Ưu điểmNhược điểmSử dụng trên

Thứ Năm, 26/05/2011 08:28
31 👨 427
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp