Sản phẩm của Microsoft đã... bảo mật hơn?

Đầu năm nay, Microsoft đã phát hành Windows LiveOneCare dành cho người dùng và Forefront Client Security dành cho doanh nghiệp.

Cả hai sản phẩm này đều nhắm đến thị trường bảo mật vốn đã quá đông đúc, chật chội với sự góp mặt của những thương hiệu "chuyên nghiệp" như Symantec, McAfee và Trend Micro.

"Tích cực cải tiến"

Năm 2003, khi Microsoft bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực bảo mật, hãng chẳng có lấy một tiếng nói, dẫu là yếu ớt nhất. Nhưng theo ông Vinny Gullotto, Tổng Giám đốc Trung tâm Microsoft Malware Protection, giờ đây, Microsoft ít nhất cũng có thể vỗ ngực tự xưng là một công ty "chống virus".

Tất nhiên, Windows Live OneCare đã có màn biểu diễn khá tệ trong cuộc kiểm tra dành cho các phần mềm phát hiện malware hồi mùa hè, nhưng "Microsoft đang tích cực cải tiến chất lượng bảo mật" cho sản phẩm, Gullotto khẳng định.

"Từ tháng 9/2006 đến nay, Microsoft đã tăng tỷ lệ phát hiện malware lên khoảng 20 điểm phần trăm. Giờ thì tỷ lệ "tóm" malware chính xác của hãng dao động trong khoảng 91-95%", Gullotto cho biết.

Để so sánh, trong cuộc kiểm tra hồi tháng 5 do AV-Test.org (một tổ chức chuyên kiểm định khả năng diệt virus của Đức- theo đơn đặt hàng của các tạp chí) tiến hành, cả OneCare lẫn Forefront đều chỉ đạt tỷ lệ "khiêm tốn" 76% mà thôi.

Đầu tư mạnh tay

Nguồn: CNET
Có một cách để tăng khả năng nhận dạng malware là cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu malware và các dấu hiệu nhận dạng. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, hãng cần có thêm nhiều chuyên gia phân tích và năng lực nghiên cứu.

"Microsoft đã đầu tư rất mạnh tay cho cả hai lĩnh vực này", nhưng cụ thể là bao nhiêu thì Gullotto từ chối tiết lộ.

Trước đây, Microsoft chỉ có duy nhất một phòng thí nghiệm nghiên cứu malware đặt tại Redmond. Nhưng bước sang năm 2007, hãng đã mở thêm 3 phòng thí nghiệm tại Tokyi, Dublin và Melbourne, cho phép "phản ứng" 24/24h trước mọi thông tin phản ánh từ khách hàng.

Năm ngoái, Microsoft phải mất 3 ngày mới xử lý được một câu hỏi liên quan đến bảo mật của người dùng. Nhưng hiện tại, khoảng thời gian này đã được rút ngắn xuống còn 6-8 tiếng.

Chưa thoả mãn

Mục tiêu của hãng trong thời gian tới là "thời gian phản ứng tối đa không vượt quá 6 tiếng". Muốn vậy, Microsoft sẽ phải tuyển thêm rất nhiều chuyên gia cho cả 3 phòng thí nghiệm mới.

"Chúng tôi vẫn chưa thoả mãn. Phải chiêu mộ thêm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm dày dạn hơn nữa". Trong vài năm trở lại đây, quả là Microsoft đã rất thành công trong việc "rút ruột chất xám" từ ba đối thủ F-Secure, Trend Micro và McAfee.

"Chúng tôi sẽ cố gắng phát triển thêm nhiều công cụ phân tích malware tự động, đồng thời cập nhật dấu hiệu nhận dạng malware cho OneCare, Forefront và Defender 1 lần/ngày, thay vì 2 lần/tuần như hiện nay", Gullotto hứa hẹn.

Trọng Cầm

Thứ Tư, 14/11/2007 11:16
31 👨 45
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp