Hạt nhân nguyên tử sẽ là thiết bị lưu trữ tương lai

Hiệp hội khoa học quốc gia Mỹ (NSF) tuyên bố tương lai hạt nhân nguyên tử sẽ trở thành phương tiện lưu trữ dữ liệu. Đây sẽ là thiết bị lưu trữ có kích thước nhỏ nhất trong lịch sử nhân loại.

Trong thông cáo báo chí giới thiệu một nghiên cứu mới đăng tải trên Tạp chí Nature, NSF cho biết một nhóm các nhà khoa học quốc tế – bằng một kỹ thuật mới – đã chứng minh được rằng dữ liệu lưu trên hạt nhân nguyên tử có thể tồn tại được trong khoảng 1,75 giây đồng hồ.

Trước đây thời gian tồn tại tối đa của dữ liệu lượng tử trên nền chất liệu silicon chỉ vào khoảng 1/10 giây đồng hồ. Theo các tính toán trên lý thuyết của các nhà nghiên cứu thì thời gian tồn tại tối đa của dữ liệu lượng tử tối thiểu cũng phải là 1 giây đồng hồ. Nghiên cứu trên đã góp phần chứng minh rõ ràng lý thuyết này. Nếu như tiếp tục phát triển kỹ thuật này chúng tôi tin chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ dữ liệu lượng tử tồn tại trong một khoảng thời gian xác định”.

Giải pháp đã giúp các nhà khoa học đã sử dụng để “phá rào 1 giây đồng hồ” là một hệ thống sử dụng electron và hạt nhân nguyên tử phốt-pho được nhúng trực tiếp vào trong tinh thể silicon. Các electron và hạt nhân nguyên tử sẽ đóng vai trò như những “nam châm từ tính lượng tử” có khả năng lưu trữ thông tin. Song do các electron không có tính ổn định cao nên không thích hợp với việc lưu trữ thông tin.

Để khắc phục vấn đề này các nhà khoa học đã chuyển mọi thông tin dữ liệu lưu trữ lên hạt nhân nguyên tử bởi,” NSF cho biết. “Dữ liệu trên các electron với kích thước lớn hơn hạt nhân nguyên tử rất nhiều có thể được sử dụng để như là cầu nối giữ hạt nhân với thế giới bên ngoài”.

Đến nay vẫn chưa một ai biết chắc chắn rằng hạt nhân nguyên tử có thể duy trì được dữ liệu lượng tử trong bao nhiêu lâu. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên đây cũng đã thực sự là một sự khích lệ rất đáng kể đối với các nhà khoa học”.

Thứ Hai, 27/10/2008 16:23
31 👨 293
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp