Dell và HP bỏ lỡ "đại tiệc"

Quá ảo tưởng về bản thân, HP và Dell đang dần mất đi cơ hội kinh doanh tại thị trường châu Á đầy tiềm năng.

Hai năm trước, Asustek đã trình làng chiếc netbook đầu tiên tại triển lãm thương mại công nghiệp máy tính Computex được tổ chức tại Đài Loan. Nhỏ và rẻ, netbook như một vị cứu tinh của ngành công nghiệp máy tính trong thời kỳ suy thoái, khiến ngành công nghiệp này tiếp tục được vận hành trong khi máy tính cá nhân và laptop kích thước lớn không còn được quan tâm như trước nữa.

Chậm trễ tại “đại tiệc” netbook khiến HP và Dell bị coi những kình địch của Acer và Asustek qua mặt và trở thành hai kẻ thống lĩnh thị trường netbook.

Năm nay, Lenovo, Acer và Asustek vẫn là những thương hiệu đắt giá tại Computex khi họ bày lên bàn tiệc những chiếc laptop mỏng, nhẹ với giá cực hấp dẫn (chỉ dưới 600USD). Những hãng công nghệ khác như Foxconn, Compal hay Winsron cũng trình diễn hàng loạt máy tính hấp dẫn hơn với chip xử lý ARM tăng thời gian sử dụng pin lên đến 18 giờ. Tiếp đó là sự ra mắt của các thiết bị ứng dụng công nghệ cảm ứng đa điểm. Máy quay phim và chụp ảnh thông minh cũng có mặt tại “cuộc hội ngộ này”.

HP cũng như Dell đều tỏ vẻ kiêu ngạo và chỉ đứng quan sát cuộc triển lãm công nghệ Computex từ xa. Trong khi đó, đối tác thân thiết của họ như Intel hay Microsoft vẫn ra mắt sản phẩm tại cuộc triển lãm và còn “kết thân” với các tập đoàn có thế lực tại Đài Loan.

Nếu bạn biết tham vọng của hai đại gia Hoa Kỳ này chính là thâu tóm thị trường Trung Quốc, hẳn bạn sẽ thấy nực cười khi chứng kiến cách mà họ thể hiện tại đây. Khách hàng và các nhà phân phối Trung Quốc đều tụ hội tại Computex và giờ đây, họ dần có cảm tình và muốn thiết lập mối quan hệ dài lâu với Acer và Asustek thay vì Dell và HP.

Về khía cạnh sản phẩm, HP và Dell có lẽ đủ khả năng để trình diễn những sản phẩm vượt trội.

Theo Micheal Rayfield, tổng giám đốc Nvidia, một công ty chuyên kinh doanh thiết bị di động, các hãng máy tính lớn như Foxconn hay Winstron thường sản xuất thiết bị trước khi tìm hiểu thị trường cần gì. Khi HP và Dell thấy cái gì có lợi, họ sẽ vỗ vào vai các nhà sản xuất khác và nói rằng họ thích tham gia vào thị trường này. Như vậy, có thể hiểu các nhà sản xuất Đài Loan như những người thử nghiệm và tạo ra thị trường để các ông lớn như HP hay Dell xơi tái khi có thời cơ. Bị lỡ tại cuộc triển lãm lần này chỉ gây một tổn thất vô cùng nhỏ so với dự định lâu dài của họ.

Về khía cạnh thiết lập các mối quan hệ tại triển lãm, người ta vẫn chưa hiểu rõ lý do HP và Dell vắng mặt tại đây.

Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES), Las Vegas (Mỹ) và triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới (Cebit) diễn ra tại Đức tiếp tục làm thất vọng người tiêu dùng và tự làm giảm tầm quan trọng của mình trong vai trò giới thiệu những công nghệ tân tiến trên thế giới.

Charlie Demerjian, biên tập và phóng viên công nghệ kỳ cựu của báo điện tử SemiAccurate nhận xét, CES quá phô trương và thiên về giải trí trong khi Computex thiên về kinh doanh hơn là "moi tiền khách hàng từ những trò rẻ tiền".

Cebit thể hiện phong độ thấp nhất trong 10 năm trở lại đây khi số lượng các gian hàng triển lãm giảm 26% vào tháng 3 vừa qua, trong khi số lượng các gian hàng tại Computex vẫn tăng lên đều đặn dù kinh tế thế giới đang trong thời kỳ suy thoái.

Thêm vào đó, phía Intel đánh giá triển lãm Computex thu hút rất nhiều phương tiện truyền thông châu Á so với các triển lãm khác. Hàng trăm phóng viên có mặt tại buổi họp báo công bố khánh thành triển lãm. Các ấn phẩm tại châu Á cũng đăng tít “HP và Dell- tổn thất tại Computex”. Cũng có vài gian hàng dùng máy tính HP vàDell để trình diễn phần mềm mới của họ. Tuy nhiên, Charlie đoán rằng các hãng này sẽ không dùng HP và Dell trong những cuộc triển lãm tiếp theo nữa khi có nhiều “món ngon” hơn được bày ra.

Thứ Hai, 08/06/2009 17:30
42 👨 426
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp