Khi những hóa thạch khủng long được phát hiện, chúng đều trông giống những hòn đá thông thường. Nhưng lần này thì khác, với một hóa thạch khủng long Nodosauridae mới được phát hiện, chúng ta không chỉ có những chiếc xương mà có cả một con khủng long dài 5,4 m và nặng khoảng 1.360 kg với niên đại 110 triệu năm tuổi.
- Lần thứ hai phát hiện được hóa thạch cổ đại "3 trong 1" cực hiếm
- Phát hiện loài khủng long ăn thịt khổng lồ mới, làm đau đầu các nhà khảo cổ
Ngày 12 tháng 5 vừa qua, hóa thạch khủng long đặc biệt này đã được giới thiệu tại Bảo tàng Hoàng gia Cổ sinh học Tyrrell ở Canada. Nhiều người không khỏi kinh ngạc khi trông thấy nó, bộ hóa thạch trông giống hệt một bức tượng do được bảo quản cực tốt.
Bộ hóa thạch khủng long này được Shawn Funk một thợ mỏ phát hiện khi đang đào bới ở Thung lũng Thiên niên kỷ của Alberta với một cần cẩu vào ngày 21 tháng 3 năm 2011. Khi đó, Funk thấy một thứ trông không giống bất cứ loại đá nào mà ông từng thấy. Ngay khi được chuyển tới viện bảo tàng ở Alberta, các chuyên gia đã vô cùng bất ngờ và bị thuyết phục rằng một con Plesiosaur đang thực sự tồn tại trước mắt họ.
Cụ thể hơn, đó là phần vỏ ngoài của một con Nodosaur, thuộc họ khủng long có gai Ankylosauria sinh sống vào thời kỷ Phấn trắng. Loài khủng long này ăn thực vật, đi lại bằng bốn chân, một cặp sừng dài 50 cm ở vai, lớp vỏ ngoài cứng và nặng. Chúng không có những cái xương ở phần cuối đuôi (còn gọi là đuôi chùy), thay vào đó là các tấm áo giáp dày nằm dọc hai bên sườn khiến chúng có hình dáng trông giống như loài lai giữa thằn lằn và sư tử nhưng lại được bao phủ bởi một lớp vảy.
Mức độ bảo quản hóa thạch khủng long này cực tốt và rất hiếm khi xảy ra trong tự nhiên. Và lý do cho việc bảo quản đặc biệt tốt như vậy có thể là do sự kết hợp hoàn hảo của nhiều yếu tố trong tự nhiên. Các nhà nghiên cứu cho rằng, con khủng long này có thể bị một cơn lũ quét cuốn xuống nước khi đang đang ở cạnh một dòng sông (có thể là để uống nước). Khi bị chìm xuống đáy, nơi là khu mỏ mà hiện nay con khủng long được tìm thấy, nó bị các khoáng vật nhanh chóng thâm nhập vào da, lớp áo giáp và các bộ phận khác khiến con Nodosaur đã chết giữ nguyên được hình dạng như khi còn sống. Và chúng ta có được một bức tượng đá sống của khủng long hoàn hảo cùng năm tháng.