Phát thải khí nhà kính do con người lạm dụng nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường. Mới đây, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện một ảnh hưởng mới của việc phát thải khí nhà kính là sự làm mát lớp cao nhất của bầu khí quyển.
Bầu khí quyển của Trái Đất được chia thành 4 lớp riêng biệt gồm tầng đối lưu (tầng gần bề mặt Trái Đất nhất), và lần lượt là tầng bình lưu, tầng trung lưu và tầng nhiệt quyển.
Chúng ta thường nghe nói rằng, biến đổi khí hậu đang khiến trái đất nóng lên nhưng ở một khía cạnh khác vấn đề này lại đang làm mát bầu khí quyển.
Khí nhà kính Carbon dioxide (CO2) do con người tạo ra bị tầng đối lưu giữ lại khiến 2 2 tầng trên cùng của bầu khí quyển là tầng trung lưu và nhiệt quyển hạ nhiệt ở tốc độ cao. Hai tầng này rất hiếm các phân tử nên rất khó để thu nhiệt và khi nhiệt độ giảm nó gây hậu quả đáng lo ngại.
Hiểu một cách đơn giản là khi bầu khí quyển tầng thấp ngày càng nóng thì các tầng trên cùng ngày càng lạnh hơn.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học NASA đã xác nhận sự tồn tại của quá trình này và đưa ra cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể gây ra.
Vấn đề nóng lên toàn cầu đang diễn ra ở tốc độ rất nhanh đồng nghĩa với việc sự nguội đi của các lớp cao nhất của khí quyển cũng ngày càng tồi tệ hơn. Tầng trung lưu và nhiệt quyển mất 1,7⁰C từ năm 2019 đến năm 2022. Theo ước tính, nhiệt độ có thể giảm xuống 7,5⁰C vào cuối thế kỷ 21.
Nhiệt độ giảm sẽ khiến không khí co lại và bầu khí quyển mất mật độ phân tử. Trong 17 năm qua, tầng bình lưu thực sự đã mất 1% thể tích, tương đương với chiều cao khoảng 400 mét.
Theo NASA, sự sụt lún của bầu khí quyển có thể gây nên sự sụp đổ, tăng khả năng va chạm hoặc rơi xuống mặt đất của các vệ tinh và vật thể trên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Sự sụt lún này còn lỗ thủng của tầng ozone mở rộng và gây ra sự xáo trộn của thời tiết điển hình như lượng mưa mạnh và sóng nhiệt lặp đi lặp lại.