Trạm vũ trụ của Trung Quốc bị rác không gian “tấn công”

Các thành viên phi hành đoàn đang thực hiện nhiệm vụ trên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc vừa hoàn thành việc sửa chữa thành công sau khi một mảnh vỡ không gian va chạm với phần pin Mặt Trời, gây mất điện cục bộ tại một khu vực trên trạm. Đó là tiết lộ chính thức từ Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) trong cuộc họp báo hôm 24/04 vừa qua.

Kết quả điều tra cho thấy một mảnh rác thải vũ trụ đã bất ngờ va chạm và gây đứt dây cáp điện liên kết với cánh pin mặt trời của mô-đun lõi. Các phi hành gia của nhiệm vụ Thần Châu 17 đã phải thực hiện hai chuyến đi bộ không gian bên ngoài trạm Thiên Cung trong mùa đông vừa qua, để sửa chữa phần hư hỏng, lần gần đây nhất diễn ra vào đầu tháng trước. Hiện chưa rõ mảnh vỡ gây hư hại cho trạm Thiên Cung là từ các vi thiên thạch hay hoạt động của con người.

Trạm vũ trụ của Trung Quốc bị rác không gian “tấn công”

Theo kế hoạch, phi hành đoàn Thần Châu 17 sẽ quay trở lại Trái đất vào ngày 30 tháng 4, sau khi hoàn tất bàn giao hoạt động của trạm cho phi hành đoàn Thần Châu-18 sắp tới.

Các quan chức CMSA cho biết họ đang nỗ lực tối ưu hóa các quy trình cảnh báo và tránh va chạm trong không gian, với mục tiêu giảm thiểu ít nhất 30% tỷ lệ cảnh báo sai và hứa hẹn sẽ nâng cao hơn nữa con số này trong tương lai.

Trong một biện pháp tiếp theo nhằm cải thiện độ an toàn, camera độ phân giải cao trên cánh tay robot của Tiangong, cùng với camera cầm tay được các phi hành gia sử dụng trong các chuyến đi bộ ngoài không gian, sẽ được sử dụng để kiểm tra cẩn thận tình trạng bên ngoài của trạm nhằm đánh giá xem có bất kỳ dấu hiệu của một cú va chạm tiềm năng nào không, cũng như phân tích cơ chế tác động của các mảnh vụn nhỏ.

Trạm vũ trụ Thiên Cung hiện đang hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, từ 340 đến 450 km (210 đến 280 mi) so với bề mặt trái đất, vốn nơi tồn tại hầu hết rác vũ trụ nguy hiểm. Trước đó, trạm đã nhiều lần phải điều chỉnh vị trí để tránh va chạm với mảnh vỡ không gian trôi nổi dày đặc.

Theo thống kê của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vào năm 2019, hiện có khoảng 22.000 vật thể nhân tạo đang quay quanh Trái đất, bao gồm các vệ tinh đang hoạt động cũng như đã hỏng hóc, ngừng hoạt động, và vô số mảnh vỡ của các tên lửa cũ đã từng được sử dụng trong những chuyến thám hiểm không gian suốt hơn nửa thế kỷ qua của con người. Như vậy, không chỉ xả rác ra môi trường thiên nhiên dưới mặt đất, chúng ta còn để lại đầy rẫy “dấu ấn của thế giới văn minh” bên ngoài vũ trụ.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi NASA đã lập luận rằng 99% trong số các vệ tinh đang làm việc trong không gian cần phải được đưa ra khỏi Quỹ đạo Trái đất trong vòng tối đa 5 năm để đảm bảo nguy cơ xảy ra va chạm trong không gian thấp luôn được giữ ở mức an toàn. Tuy nhiên vấn đề lớn hơn nằm ở chỗ nếu không thể liên lạc với vệ tinh, sẽ rất khó để điều khiển và đưa vệ tinh đó ra khỏi Quỹ đạo Trái đất.

Thứ Ba, 30/04/2024 22:35
31 👨 81
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ