Để trở nên thông minh hơn không phải là điều dễ dàng xảy ra trong ngày một ngày hai. Thay vào đó, bạn phải xây dựng trí thông minh của mình hàng ngày thông qua những thói quen có chủ đích.
Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho câu hỏi “Tôi nên làm gì để trở nên thông minh hơn một chút qua mỗi ngày?” trên mạng trao đổi Quora.
1. Nghĩ ra 10 ý tưởng mỗi ngày
Hãy nghĩ cách làm sao để giảm tình trạng cảm thấy túng thiếu, cách giải quyết một vấn đề hàng ngày mà bạn mắc phải, ý tưởng về những bộ phim hấp dẫn hay bất kỳ thứ gì. Đừng lo ngại rằng những ý tưởng sẽ thất bại, miễn là bạn đang khiến đầu óc mình hoạt độc và rèn luyện khả năng tư duy của mình. Thậm chí bạn có thể nghĩ tới ý tưởng to lớn hơ như khởi nghiệp hay viết sách.
2. Đọc báo
Thói quen đọc báo sẽ giúp bạn trở nên nhận thức nhiều hơn về những điều quan trọng đang diễn ra khắp thế giới. Bạn sẽ học cách hình thành những ý kiến của riêng mình và kết nối những điểm tưởng chừng không có mối quan hệ với nhau.
3. Tập tư duy đối lập
Hãy nghĩ đến điều gì đó bạn vừa học được, tạo ra một ý kiến riêng biệt về nó mà chưa từng xuất hiện trong đầu bạn. Cố gắng tìm những bằng chứng bảo vệ quan điểm này và mở rộng ý tưởng rằng bằng chứng mới sẽ thay đổi ý kiến của bạn. Lặp lại nó hàng ngày, và bạn sẽ nhanh chóng có được những suy nghĩ sáng tạo tốt hơn so với trước.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn, thử đọc và đánh giá phần bình luận của các tờ báo. Chúng sẽ giúp bạn hiểu cách người khác hình thành những tranh luận và bày tỏ quan điểm của mình như thế nào.
4. Đọc một chương tiểu thuyết hoặc phi tiểu thuyết
Hãy đặt mục tiêu đọc 1 cuốn sách 1 tuần. Bạn luôn luôn có thể tìm ra những khoảng thoài gian ngắn để đọc, có thể trên đường đi làm hoặc trong lúc xếp hàng chờ. Trang Goodreads là cách thức tuyệt vời để lưu trữ tất cả những thứ bạn đọc cũng như là nơi bạn tìm được cộng đồng người yêu sách như mình.
Những cuốn tiểu thuyết là nơi tuyệt vời để bạn hiểu về đặc điểm cũng như tiếp cận được vấn đề dưới góc độ của người khác trong khi những cuốn sách phi tiểu thuyết lại là nguồn cung cấp những nội dung, chủ đề mới từ chính trị đến triết học.
5. Thay vì xem TV, hãy xem các video giáo dục
Đôi khi, sẽ thú vị hơn nhiều khi theo dõi một chủ đề bạn yêu thích hơn so với việc đọc về nó và bạn có thể học được nhiều điều từ kinh nghiệm của những người khác.
Những nguồn video giáo dục bổ ích bạn có thể xem xét là Khan Academy, TED hoặc kênh Youtube SmarterEveryDay.
6. Lướt qua những nguồn kiến thức ưa thích
Hãy tạo thói quen như lướt Facebook với các nguồn như Quora, Stack Overflow, một vài blog đặc biệt hay bất kỳ nguồn nào khác thỏa mãn được cơn đói kiến thức của bạn. Đây là thói quen vô cùng dễ dàng nhưng rất hữu ích, điều bạn cần làm là theo dõi những chủ đề hấp dẫn, từ đó đặt ra những câu hỏi của riêng mình.
7. Chia sẻ những điều bạn học được với người khác
Nếu bạn tìm được ai đó tranh luận và phân tích những ý kiến cùng mình, bạn có thể bổ sung thêm những kiến thức cũng như khía cạnh mới từ người khác. Ngoài ra, khi bạn có thể diễn tả được những ý tưởng với người khác, điều đó có nghĩa là bạn đã nắm chắc nội dung vấn đề. Thậm chí, bạn không cần chia sẻ trực tiếp với người khác, nhiều người dùng các blog để viết ra những điều họ lĩnh hội được.
8. Lập ra 2 danh sách: Những kỹ năng liên quan đến công việc bạn muốn học ngay và danh sách những điều bạn muốn đạt được trong tương lai
Google Docs là công cụ tiện lợi để theo dõi những điều bạn đã vạch ra. Với cả hai, hãy quyết định điều gì bạn muốn học hỏi, từ đó tìm kiếm những nguồn sẽ dạy bạn các kỹ năng này và thực hiện nó hàng ngày. Ví dụ, nếu bạn muốn học hỏi trong lĩnh vực khoa học máy tính, với danh sách đầu tiên bạn có thể học được điều mới từ Python hoặc thử sử dụng MongoDB.
Với danh sách thứ 2, bạn có thể xem đây là những mục tiêu dài hạn như tìm hiểu sâu hơn về marketing hay kiến trúc. Hãy viết ra những bước nhỏ bạn cần để đạt được mục tiêu này bằng cách đọc, tham gia các lớp học hoặc gặp gỡ các chuyên gia.
9. Lập danh sách “Tôi đã làm”
Cuối mỗi ngày, hãy viết ra những điều bạn đã hoàn thành. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về những điều bạn đạt được, đặc biệt nếu bạn đang cảm thấy chán nản. Nó cũng sẽ giúp bạn thấy rõ mình làm việc hiệu quả ra sao cũng như từ đó điều chỉnh lại danh sách việc cần làm vào ngày mai.
10. Viết ra những gì bạn học được
Bạn có thể bắt đầu bằng một Blog hoặc ứng dụng như Inkpad để giúp cho việc theo dõi những gì bạn học được. Đây không chỉ là cách thức tuyệt vời để ghi lại tất cả những điều bạn đang làm, nó còn là nguồn động lực tốt duy trì tinh thần trách nhiệm của bạn.
11. Kích thích trí não của bạn
Duy trì rèn luyện tư duy hàng ngày là cách tuyệt vời để bộ não của bạn hoạt động và giữ sức mạnh tinh thần của bạn. Một cách khác khá hay để suy nghĩ là đưa ra những quyết định khó khăn hoặc thu nhận những thông tin mới.
12. Học trực tuyến
Hãy tham gia khóa học trực tuyến hữu ích của các trường đại học hay các tổ chức đào tạo. Nhưng hãy đảm bảo bạn không tự làm mình quá tải, cam kết bạn thực sự tập trung theo đuổi 1 hoặc 2 khóa học nào đó bạn cho rằng hữu ích.
13. Giao lưu với những người thông minh hơn bạn
Hãy dành nhiều thời gian với những người thông minh khi bạn có thể. Mỗi ngày, bạn nên hẹn gặp cà phê hoặc đi dạo, trò chuyện với một người nào đó truyền cảm hứng cho bạn.
Luôn luôn tỏ ra khiêm nhường và sẵn sàng học hỏi, không ai sẽ từ chối bạn. Hãy hỏi càng nhiều câu hỏi càng tốt. Nếu bạn luôn luôn ở bên cạnh những người giỏi giang hơn mình, bạn không còn lựa chọn nào khác là học hỏi.
14. Ghi lại những câu hỏi của bạn
Nếu bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy về một điều gì đó thú vị, đừng để nó trôi qua. Hãy ghi nhớ, lưu lại những câu hỏi, thắc mắc của bạn, nuôi dưỡng trí tò mò và tìm ra câu trả lời cho chúng.
15. Làm điều gì đó kinh khủng
Vượt qua khỏi vùng thoải mái, thỏa mãn luôn luôn làm chúng ta khôn ngoan hơn. Mỗi ngày, hãy tự đặt bản thân bạn xa hơn 1 chút. Thử nói trước đám đông bằng cách tham gia lớp học ToastMasters, dẫn dẫn buổi họp tình nguyện hay tiếp cận một người nào đó bạn thực sự ngưỡng mộ bằng cách gửi thư tay hay email.
16. Khám phá những vùng đất mới
Nếu bạn không thể du lịch thường xuyên, hãy khám phá những vùng đất mới ngay tại nơi bạn sinh sống. Bạn sẽ gặp gỡ những con người khác nhau, học được điều mới, hiểu thêm về thế giới. Việc này còn hiệu quả hơn là việc bạn ngồi nhà và xem TV triền miên.