Những ứng dụng camera tốt nhất cho Android

Người dùng thiết bị Android có thể chọn các ứng dụng chụp ảnh dưới đây với nhiều tính năng phong phú, chế độ chụp chuyên nghiệp và tích hợp các công cụ hiệu chỉnh nâng cao cùng với nhiều hiệu ứng đặc biệt.

Những ứng dụng camera miễn phí

1. Google Camera

Google Camera là một ứng dụng tích hợp sẵn trong hệ điều hành Android, cung cấp giao diện dễ dùng cùng với nhiều chế độ chụp phong phú và một số tính năng nâng cao khá tiện lợi. Ứng dụng cho phép chạm vào màn hình để lấy nét, bộ đếm cài thời gian tự chụp, thiết lập HDR (High Dynamic Range) cung cấp ảnh với dải động cao, chế độ chụp toàn cảnh Panoramic, hiệu ứng làm mờ ống kính Lens Blur và khả năng quay video. Google Camera còn cho phép bạn điều khiển ứng dụng chụp ảnh trên điện thoại từ các thiết bị đeo Android Wear, giúp tránh tình trạng bị rung máy khi chụp.

2. Camera MX

Camera MX được xem như là một chiếc máy ảnh Point-and-Shoot tích hợp cho smartphone Android với nhiều tính năng phong phú, các hiệu ứng đặc biệt và một số công cụ chỉnh sửa ảnh. Giao diện camera cho phép chạm để lấy nét, phóng to, bộ định thời gian và trình đơn FX để truy xuất các bộ lọc, tạo khung cho ảnh. Bạn cũng có tìm thấy nhiều hiệu ứng hình ảnh để áp dụng và xem trước theo thời gian thực. Camera MX còn có các công cụ mạnh mẽ để chỉnh sửa các yếu tố của ảnh như độ cân bằng trắng, độ tương phản và nhiều tùy chọn khác.

3. Camera 360 Ultimate

10 ứng dụng camera tốt nhất cho Android

Camera 360 Ultimate có hàng loạt tính năng, bộ lọc, chế độ chụp và cung cấp cho người chụp nhiều công cụ để chỉnh sửa nhanh ảnh của họ sau khi chụp. Tính năng Effect Camera cơ bản cho phép áp dụng nhiều bộ lọc và hiệu ứng đặc biệt, cùng với các chế độ chụp đặc biệt như Tilt-Shift dùng để tạo ra hiệu ứng "mô hình" độc đáo cho ảnh.

Ngoài ra, Camera 360 Ultimate còn có vô vàn những mẫu ảnh và hàng loạt tùy chọn chụp khác. Một tính năng đáng chú ý cho người dùng yêu thích chụp "tự sướng" là chế độ chụp Selfie Camera, đi kèm hàng loạt thiết lập cài sẵn để tinh chỉnh tông màu da và cung cấp cho bạn một cái nhìn trực quan, chính xác về bức ảnh chân dung của mình trước khi tự chụp.

4. A Better Camera

A Better Camera có nhiều tính năng cao cấp của một ứng dụng chụp ảnh chuyên nghiệp như HDR Camera+, HD Panorama+ và Night Camera+. Người dùng có thể tùy chỉnh các thiết lập khi chụp như độ cân bằng trắng, điểm lấy nét và độ sáng để có được một bức ảnh hoàn hảo. Ngoài ra, ứng dụng còn có các chế độ chụp phong phú như chụp liên tục (Burst Mode), hiệu ứng HDR, tính năng chụp ảnh toàn cảnh và chụp đêm. Ngoài phiên bản miễn phí, hãng Almalence còn cung cấp nhiều tính năng nâng cao trong phiên bản dùng thử (cho phép chụp tối đa 30 ảnh) trước khi quyết định mua mã mở khóa để chụp không giới hạn.

5. VSCO Cam

10 ứng dụng camera tốt nhất cho Android

VSCO Cam cung cấp cho người dùng gói các công cụ tinh chỉnh ảnh linh hoạt đáng ngạc nhiên và một số cài đặt trước cũng như các hiệu ứng đặc biệt. Chức năng chụp ảnh của VSCO Cam thực tế chỉ ở mức cơ bản, nhưng ứng dụng này nổi bật nhờ các tính năng chỉnh sửa hình ảnh. Người dùng có thể áp dụng một loạt các bộ lọc cài sẵn với các thanh trượt điều chỉnh cấp độ.

VSCO cũng cho phép tinh chỉnh độ bão hòa hình ảnh, nhiệt độ, áp dụng hiệu ứng phim ảnh hạt, đổ bóng và nhiều thứ nữa. Bạn có thể mua thêm các gói bộ lọc nhờ tính năng mua hàng trong ứng dụng (in-app purchase). Ứng dụng cũng cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh trên một loạt các dịch vụ mạng xã hội như Instagram và Google+ cũng như VSCO Grid, vốn là nền tảng xuất bản ảnh tối giản của riêng hãng VSCO.

6. Manual Camera

10 ứng dụng camera tốt nhất cho Android

Manual Camera tận dụng các điều khiển camera trực tiếp được giới thiệu trong API Camera2 của phiên bản Android Lollipop, cung cấp cho người dùng gần như tất cả khả năng điều khiển các thiết lập bằng tay giống như máy ảnh DSLR chuyên nghiệp.

Với Manual Camera, bạn có thể tự thực hiện cấu hình các thiết lập cài đặt khi chụp theo ý muốn của mình, chẳng hạn như tốc độ màn trập, khoảng cách lấy nét và độ bù sáng. Mục đích của ứng dụng là cung cấp cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp kiểm soát trực tiếp càng nhiều thiết lập càng tốt, vì vậy nếu bạn chỉ muốn có một ứng dụng dễ dùng, các bức ảnh chụp được tối ưu hóa thì hãy khoan nghĩ đến Manual Camera.

7. Open Camera

Mục đích chính: Chụp ảnh thô.

Nếu nghiêm túc về việc chụp ảnh trên điện thoại thông minh, bạn nên chụp ảnh thô. Định dạng chưa nén, chưa qua xử lý này đảm bảo có được hình ảnh chất lượng tuyệt đối tốt nhất từ máy ảnh để có thể xử lý chúng theo bất kỳ cách nào khác.

Hầu hết các điện thoại Android hiện đại đều hỗ trợ chụp ảnh thô, nhưng rất ít ứng dụng máy ảnh được cài đặt sẵn. Điều đó có nghĩa là bạn cần có một ứng dụng của bên thứ ba để tận dụng lợi thế của nó.

Ứng dụng Open Camera

Open Camera là một trong những ứng dụng tốt nhất để chụp ảnh thô. Nó hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng và có đầy đủ các tính năng để có thể sử dụng làm ứng dụng camera mặc định.

8. Motion Stills

Mục đích chính: Tạo ảnh GIF từ video

Với ứng dụng này, người dùng có thể quay video ngắn lên đến ba giây, sau đó chuyển đổi và chia sẻ ngay lập tức dưới dạng ảnh GIF hoặc lưu trên máy nếu thích.

Ứng dụng Motion Stills

Ngoài ra, bạn có thể chụp lâu hơn, thực hiện các video hyperlapse theo kiểu Instagram.

9. Alfred

Mục đích sử dụng: Sử dụng điện thoại cũ làm camera an ninh.

Có rất nhiều cách tuyệt vời để có thể biến điện thoại Android cũ hoặc máy tính bảng với nhiều mục đích sử dụng. Một trong những cách thiết thực nhất là biến nó thành camera an ninh.

Chỉ cần cài đặt ứng dụng trên điện thoại cũ, kết nối ứng dụng đó với Wi-Fi và định vị ở bất kỳ nơi nào bạn muốn theo dõi. Sau đó cài đặt ứng dụng tương tự trên điện thoại mới để theo dõi hành động. Bạn cũng có thể đăng nhập qua trình xem web nếu muốn.

Ứng dụng Alfred

Alfred có rất nhiều chức năng. Tính năng phát hiện chuyển động sẽ gửi các thông báo bất cứ khi nào xác định được điều gì đó. Đây là cách hoàn hảo để đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn an toàn. Tuy nhiên tính năng chat từ xa cũng có nghĩa là ứng dụng có thể được sử dụng để theo dõi người người cao tuổi.

10. Selfie Master

Mục đích sử dụng: Chụp ảnh selfie trong điều kiện thiếu ánh sáng

Mọi người đều thích chụp ảnh selfie nhưng để có một bức ảnh đẹp không phải dễ dàng. Camera trước trên hầu hết các điện thoại thông minh đều kém hơn so với camera sau. Với khẩu độ nhỏ hơn và không có đèn flash, chụp ảnh ở điều kiện ánh sáng yếu gần như là không thể.

Ứng dụng Selfie Master

Một số nhà sản xuất đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách phát triển ứng dụng trên máy ảnh thành "flash selfie". Nếu chưa có, bạn có thể sử dụng ứng dụng Selfie Master. Nguyên tắc rất đơn giản: nhấn nút chụp sẽ làm màn hình thành màu sáng trắng, giúp làm sáng khuôn mặt và nhận được bức ảnh rõ nét hơn. Ngoài ra bạn có thể thêm các bộ lọc vào ảnh và sử dụng các add on khác cho ứng dụng.

11. Framelapse

Mục đích sử dụng: Tạo các video timelapse.

Chụp một khung hình ở một khoảng thời gian nhất định vài giây hoặc vài phút, sau đó kết hợp chúng lại thành một đoạn video và kết quả có thể rất tuyệt. Tuy nhiên đây là một quá trình phức tạp và tốn thời gian trừ khi bạn có một công cụ tự động có thể thực hiện được điều đó. Đây là nơi Framelapse phát huy tác dụng.

Ứng dụng Framelapse

Thiết lập máy ảnh, chọn thời gian chụp và khoảng thời gian ghi lại, sau đó để ứng dụng thực hiện công việc của nó.

12. Camera Panorama 360

Mục đích sử dụng: Chụp ảnh toàn cảnh 360 độ.

Hầu hết các điện thoại thông minh hiện nay đều hỗ trợ chụp ảnh toàn cảnh, nhưng không nhiều ứng dụng camera có sẵn cho phép chụp toàn cảnh 360 độ.

Ứng dụng Camera Panorama 360

Nó hoạt động giống như các máy ảnh chụp toàn cảnh khác: giữ máy ảnh ổn định, sau đó chậm chậm di chuyển theo một đường thẳng để chụp cảnh xung quanh bạn. Các bức ảnh chụp này sẽ ghép lại với nhau theo một cách hoàn hảo. Khi hoàn tất, bạn có thể xem hình ảnh trên màn hình, vuốt để xem toàn bộ hình ảnh và chia sẻ chúng một cách dễ dàng.

13. Bacon Camera

Mục đích sử dụng: Điều khiển bằng tay hoàn chỉnh

Nếu thích chụp ảnh với chế độ thủ công trên một máy ảnh chuyên nghiệp thì Bacon Camera cũng cung cấp cho bạn những điều khiển thủ công tượng tự trên điện thoại thông minh. Bạn có thể cài đặt tốc độ chụp, ISO, cân bằng trắng và tự động lấy nét bằng tay. Những tính năng này đều có trong một giao diện trực quan sao chép loại bố cục bạn đã quen thuộc với DSLR.

Ứng dụng Bacon Camera

Nhược điểm duy nhất là các tính năng chỉ khả dụng ở những nơi chúng được hỗ trợ trên thiết bị, do đó không phải tất cả điện thoại đều có khả năng tương tự. Ứng dụng này hoạt động trên tất cả điện thoại hiện đại với bộ xử lý Snapdragon.

14. AfterFocus

Mục đích sử dụng: Thêm hiệu ứng bokeh

Thiết lập máy ảnh kép đang trở thành một tính năng phổ biến trong điện thoại Android. Chúng có nhiều chức năng như khả năng giả mạo hiệu ứng "bokeh", phần nền của một hình ảnh không nằm trong tiêu cự.

Ứng dụng AfterFocus

Nếu điện thoại của bạn không có hai camera phía sau, đừng lo lắng. AfterFocus cũng thực hiện công việc tương tự. Chỉ cần lấy ảnh sau đó vẽ một đường xung quanh một phần trên hình ảnh để lấy nét và phần còn lại sẽ tự động trở nên mờ.

15. Camera Zoom FX

10 ứng dụng camera tốt nhất cho Android

Camera Zoom FX cũng là một ứng dụng chụp ảnh cho Android với giao diện rõ ràng cùng với nhiều tính năng và thiết lập. Ứng dụng có nhiều chế độ chụp phong phú chẳng hạn như chế độ chụp liên tục (Burst Mode), bộ định thời gian, tính năng kích hoạt bằng giọng nói và ổn định hình ảnh (chống rung) khi chụp. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh bằng tay các thiết lập khi chụp như ISO, HDR, độ sáng, độ bão hòa và nhiều thứ khác. Bên cạnh đó, Camera Zoom FX còn có các công cụ hiệu chỉnh ảnh và các hiệu ứng chuyển màu, có thể hiển thị theo thời gian thực ngay khi bạn chụp hay áp dụng trong quá trình xử lý.

Những ứng dụng camera mất phí

1. Camera Awesome

Giá: 2,99 USD

10 ứng dụng camera tốt nhất cho Android

Ứng dụng Camera Awesome của hãng SmugMug đã có mặt trên hệ điều hành iOS từ năm 2012 và phải cho đến đầu năm 2014 thì phiên bản trên Android mới được trình làng. Ứng dụng này cung cấp nhiều chế độ chụp, các điều khiển độ sáng và độ cân bằng trắng cùng một loạt thiết lập khác. Ngoài ra, Camera Awesome còn đi kèm các công cụ hiệu chỉnh và cho phép bạn áp dụng các bộ lọc, hiệu ứng vào ảnh chụp của mình.

Ứng dụng còn có các tính năng tích hợp dành cho thiết bị sử dụng chipset Nvidia Tegra 4, trong đó có khả năng quay video tốc độ chậm (slow-motion) và khả năng chụp ảnh HDR nâng cao. Camera Awesome cũng cho phép chia sẻ hình ảnh lên các mạng xã hội hay dịch vụ chia sẻ hình ảnh như Facebook, Instagram, Flickr, Google+, Picasa và nhiều trang khác.

2. ProCapture

Giá: 3,99 USD

ProCapture là ứng dụng tập trung vào việc giúp người dùng kiểm soát các thao tác chụp ảnh tốt hơn. Các tính năng điều khiển như thiết lập lấy nét, cân bằng trắng, độ phơi sáng và các tùy chọn tinh chỉnh khác đều có thể được dễ dàng truy cập từ màn hình chính.

Nhiều chế độ chụp như liên tục (Burst Mode), toàn cảnh (Panorama), ảnh rộng và giảm độ nhiễu hạt, sẽ cho phép bạn chụp ảnh một cách chuyên nghiệp. Dù được đánh giá là một ứng dụng quá mức cần thiết cho những người chụp trung bình, ProCapture có rất nhiều tính năng hấp dẫn cho những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

3. Camera FV-5

Giá: 3,95USD

10 ứng dụng camera tốt nhất cho Android

Camera FV-5 được thiết kế dành cho những người đam mê nhiếp ảnh, kết hợp nhiều tính năng và giao diện tương tự như một chiếc máy ảnh DSLR. Ứng dụng có nhiều thiết lập dễ truy xuất chẳng hạn như độ nhạy sáng ISO, độ cân bằng trắng, chế độ lấy nét và nhiều thứ khác.

Ngoài ra, Camera FV-5 còn cho phép quay video và chụp ảnh dạng tua nhanh thời gian Time-Lapse, đồng thời có thêm chế độ phơi sáng để những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tha hồ sáng tác. Nếu bạn thích chụp ảnh với các thông số do mình tự điều chỉnh giống như khi chụp bằng máy ảnh chuyên nghiệp, Camera FV-5 là một lựa chọn đáng để thử qua.

Thứ Ba, 17/10/2017 08:27
3,54 👨 11.938
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chụp & Xử lý ảnh