Xuất hiện dấu hiệu thay đổi sinh thái do biến đổi khí hậu ở thung lũng khô cằn của Nam Cực

Trong một nghiên cứu kéo dài hai thập kỷ, một nhóm các nhà nghiên cứu do Đại học Colorado State đứng đầu đã tìm thấy một số loài động vật như giun tròn và các loài động vật khác ở Thung lũng Dry McMurdo, một trong những sa mạc khô nhất và lạnh nhất thế giới. Phát hiện cho thấy có sự thay đổi sinh thái là do thay đổi khí hậu, đã gây ra tình trạng băng tan chảy bắt đầu từ năm 2001.

Không có cây cối, chim hay động vật có vú ở Thung lũng Dry McMurdo, nằm trong khu vực lớn nhất của lục địa Nam Cực. Tuy nhiên, lại có vi khuẩn và các động vật không xương sống trong đất cực nhỏ sống trong môi trường khắc nghiệt, nơi có nhiệt độ trung bình trung bình dưới -15 độ C, hoặc 5 độ Fahrenheit.

Xuất hiện dấu hiệu thay đổi sinh thái do biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học cho biết các phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc và là tiếng chuông báo động về cách các hệ sinh thái phản ứng với sự thay đổi khí hậu cũng như với các sự kiện khí hậu bất thường.

Walter Andriuzzi, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ thuộc Bộ Sinh học và Trường Môi trường Toàn cầu Bền vững cho biết: "Trước năm 2001, vùng này không hề có có xu hướng nóng lên".

Nhiệt độ cao hơn có nghĩa là băng tan chảy, nhanh và nhiều hơn dẫn đến sự suy giảm của các loài phổ biến nhất, cụ thể là trùng cầu Scottnema lindsayae. Ngược lại, có một số loài khác đang ngày càng phong phú và đang lan rộng. Kết quả là ở các độ cao cao hơn tại thung lũng, các vi khuẩn và động vật trong đất đang ngày càng trở nên đa dạng, với những hậu quả không rõ ràng gây ra đối với hệ sinh thái.

Andriuzzi, một nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm của Giáo sư Diana nói: "Điều này đang xảy ra trên toàn thế giới, và không chỉ ở Nam Cực. Ví dụ, ở dãy núi Rocky, các nhà khoa học đã quan sát thấy côn trùng di chuyển lên trên cao từng năm một, do nhiệt độ nóng lên".

Xem thêm:

Thứ Ba, 16/01/2018 14:15
31 👨 429
0 Bình luận
Sắp xếp theo