Windows 11 có phù hợp cho các nhà phát triển không?

Không có gì thắc mắc tại sao Windows lại là nền tảng ưa thích của các nhà phát triển phần mềm. Với sự hỗ trợ cho hầu hết các ngôn ngữ và công cụ phát triển phần mềm, việc tạo và thử nghiệm ứng dụng trên Windows dễ dàng hơn nhiều so với các hệ điều hành khác.

Kể từ khi có Windows 11, các nhà phát triển tò mò muốn biết nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất và tính linh hoạt, cũng như liệu họ có nên nâng cấp lên Win 11 hay không. Hôm nay, Quantrimang.com sẽ cùng bạn đọc xem xét cách Microsoft đã cải thiện (hoặc làm tệ đi) hệ điều hành mới cho các nhà phát triển.

Cải tiến Microsoft Store

Cải tiến Microsoft Store
Cải tiến Microsoft Store

Microsoft Store được thiết kế lại là một trong số các tính năng thú vị mới của Windows 11, hiện được cung cấp rộng rãi hơn cho các nhà phát triển.

Hỗ trợ ứng dụng rộng hơn

Trước đây, Microsoft có yêu cầu chỉ dành cho UWP, buộc các nhà phát triển phải viết lại các ứng dụng không phải UWP ở định dạng UWP. Chính sách này thường không khuyến khích các nhà phát triển, điều này cuối cùng dẫn đến việc ứng dụng không xuất hiện trên Microsoft Store.

Với bản cập nhật mới nhất, Microsoft hỗ trợ các dạng ứng dụng khác như Win32, PWA và .NET. Do đó, các nhà phát triển hiện có thể tập trung vào những khu vực quan trọng hơn trong ứng dụng của mình, chẳng hạn như cải thiện giao diện.

Hỗ trợ cửa hàng bên thứ ba

Các cửa hàng ứng dụng thương mại điện tử như Amazon Appstore và Epic Games Store cũng sẽ có sẵn trực tiếp trên Microsoft Store mới. Vì vậy, hiệu quả là bất kỳ nhà phát triển ứng dụng nào có thể đã xuất bản trên các cửa hàng này (hoặc những cửa hàng khác, sẽ có sẵn trong tương lai, theo Microsoft) sẽ không cần upload riêng lên Microsoft Store.

Khuyến khích dành cho nhà phát triển

Có lẽ động thái tốt nhất mà Microsoft thực hiện là khuyến khích các nhà phát triển phần mềm. Trước đây, Microsoft đã giảm thị phần doanh thu ứng dụng từ 30% xuống 15% để làm cho Microsoft Store trở nên cạnh tranh hơn.

Ngoài ra, Microsoft sẽ cho phép các nhà phát triển sử dụng nền tảng thương mại của riêng họ hoặc bên thứ ba giữ 100% doanh thu được tạo ra từ các ứng dụng nền tảng của họ.

Nói tóm lại, Microsoft hiện đang cho phép xuất bản nhiều định dạng ứng dụng, giao diện cửa hàng của bên thứ ba và cung cấp cho các nhà phát triển sự lựa chọn để giữ 100% doanh thu. Ba ưu đãi này làm cho bản cập nhật mới nhất hiện nay trở nên hấp dẫn cho cộng đồng nhà phát triển hơn bao giờ hết.

Hỗ trợ ứng dụng Android

Hỗ trợ ứng dụng Android
Hỗ trợ ứng dụng Android

Microsoft đang tạo cơ hội mới cho các nhà phát triển ứng dụng bằng cách đưa thế giới Android đến gần hơn với Windows. Mặc dù các nhà phát triển sẽ phải đợi một thời gian, nhưng việc hỗ trợ Android mang đầy tính hứa hẹn và tích hợp Amazon Store sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho tất cả các bên. Microsoft vẫn đang nghiên cứu tích hợp Amazon Appstore với Microsoft Store.

Khi các ứng dụng Android bắt đầu được hỗ trợ, nó sẽ mang lại cho ứng dụng của nhà phát triển khả năng tiếp cận tốt hơn và lượt tải xuống cao hơn. Người dùng đã tải xuống ứng dụng trên điện thoại cũng có thể tải xuống trên desktop. Hơn nữa, tính năng này sẽ giúp các nhà phát triển ứng dụng di động tạo ra những ứng dụng phù hợp với nhu cầu của người dùng desktop.

Tuy nhiên, không thể đo lường hiệu quả của tính năng mới này cho đến khi nó thực sự xuất hiện và có thể dùng thử. Các nhà phát triển sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian nữa.

Công cụ dành cho nhà phát triển được cải tiến

Ở giao diện người dùng, Microsoft đã đổi tên và thiết kế lại Project Reunion và WinUI 3 dưới dạng Windows App SDK. Tuy nhiên, nó không thay thế Windows SDK hiện có và Microsoft đã khuyến khích các nhà phát triển thích ứng với nó "theo tốc độ của riêng mình".

Ở bên trong, Microsoft tiếp tục hỗ trợ cho các ứng dụng Win32 và .NET đồng thời đưa những API và công cụ phát triển ứng dụng mới vào bảng. Windows App SDK nhằm mục đích giới thiệu các API giúp thu hẹp khoảng cách trong nhiều mô hình ứng dụng khác nhau. Microsoft có kế hoạch giảm thiểu khoảng trống và hỗ trợ các nhà phát triển.

Mặc dù nó được khởi chạy với hệ điều hành mới nhất của Microsoft, nhưng bản cập nhật này vẫn có sẵn cho Windows 10 (cho đến phiên bản 1809). Vì vậy, nếu bạn không thể tìm thấy lý do để cập nhật, ngoài Windows App SDK đã được cải tiến, thì cuối cùng bạn cũng sẽ nhận được bản cập nhật cho phiên bản Windows 10 của mình.

Tuy nhiên, một cải tiến quan trọng là Windows Terminal hiện đã được cài đặt sẵn trong Windows. Tải riêng ứng dụng này (như các nhà phát triển đã làm trên Windows trước đó) không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, việc đưa Windows Terminal vào cho thấy sự quan tâm của Microsoft đối với việc tạo ra hệ điều hành tốt nhất cho việc lập trình.

Trải nghiệm đa nhiệm

Trải nghiệm đa nhiệm
Trải nghiệm đa nhiệm

Với Windows 11, Microsoft đã cải thiện đáng kể cách bạn sử dụng diện tích màn hình cho mục đích đa nhiệm. Thứ nhất, Microsoft đã làm nổi bật tính năng Snap Assist trước đây có trên Windows 10 bằng cách cải thiện nhiều hơn về mặt hình ảnh.

1. Bố cục Snap: Khi bạn di chuột vào nút phóng to, một cửa sổ pop-up sẽ hiển thị 6 bố cục khác nhau cho màn hình của bạn. Tuy nhiên, số lượng tùy chọn có thể khác nhau, tùy thuộc vào kích thước màn hình.

2. Các nhóm Snap: Bạn có thể khóa một bố cục bạn đang làm việc và thu nhỏ nó từ thanh tác vụ. Điều này giúp bạn nhóm các ứng dụng của mình và chuyển đổi giữa nhiều kết hợp cửa sổ khác nhau.

3. Bố cục màn hình ngoài: Khi bạn cắm lại màn hình, tất cả các ứng dụng sẽ khôi phục vị trí như trước khi rút phích cắm.

Tất cả các tùy chọn này có thể bị vô hiệu hóa từ Settings > Multitasking.

Thứ hai, Microsoft đã đổi tên tính năng Virtual Desktops thành Desktops only. Giờ đây, bạn có thể thay đổi nền cho từng Màn hình để giữ cho các ứng dụng không liên quan chạy riêng biệt.

Những nhà phát triển thực hiện đa nhiệm nhiều hơn hầu hết các chuyên gia khác. Nếu các tính năng khác hỗ trợ hiệu quả, thì hỗ trợ màn hình ngoài tiết kiệm thời gian dành để sắp xếp lại các ứng dụng. So với Windows 10, đa nhiệm là động lực để các nhà phát triển nâng cấp.

Nâng cao tính bảo mật

Nâng cao tính bảo mật
Nâng cao tính bảo mật

Việc sử dụng các tính năng TPM 2.0, UEFI Secure Boot và VBS của Windows 11 làm cho nó bảo mật hơn đối với các nhà phát triển, so với hầu hết các hệ điều hành hiện có. Sự xâm nhập trái phép của bên thứ ba để truy cập dữ liệu trên ổ giờ đây đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Bảo mật được nâng cao là một điểm cộng cho các nhà phát triển.

Cải thiện tốc độ

Windows 11 được tối ưu hóa để tập trung mọi nguồn lực vào ứng dụng đang được sử dụng tích cực. Việc tối ưu hóa này đã giúp Windows hoạt động nhanh hơn và cộng đồng nhà phát triển sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Trong video này, nhóm Windows Mechanics đã phân tích tất cả các chi tiết kỹ thuật.

Windows 11 sẽ mang lại thành công cho các nhà phát triển?

Microsoft đã cung cấp cho các nhà phát triển nhiều lý do để yêu thích hệ điều hành của mình, bằng cách thiết kế lại giao diện Windows, cải tiến và giới thiệu những công cụ phát triển phần mềm mới, đồng thời khuyến khích các nhà phát triển sử dụng cửa hàng của mình.

Mặt khác, các tính năng của Windows 11 biến nó trở thành hệ điều hành tốt nhất hiện có cho các nhà phát triển. Tuy nhiên, các yêu cầu phần cứng nâng cao có thể khiến nhiều nhà phát triển phải bỏ đi những chiếc PC "cũ" hoàn hảo của mình, chỉ vì phần cứng cũ hơn không hoàn toàn hỗ trợ Windows 11.

Hệ điều hành mới nhất của Microsoft vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chỉ có thời gian mới có thể biết được những cải tiến này sẽ diễn ra như thế nào.

Thứ Tư, 01/12/2021 10:01
32 👨 985
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 11