Tại sao ông công ông táo lại cưỡi cá chép?

Phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt cho rằng, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Công, ông Táo - vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, sẽ cưỡi cá chép bay về thiên đình để báo cáo những điều gia chủ đã làm và chưa làm được trong năm qua. Sau khi báo cáo với Ngọc Hoàng, Táo quân sẽ quay lại trần gian vào đêm giao thừa để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Một trong những lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là cá chép. Vậy, tại sao lại là cá chép mà không phải loài cá khác hay con vật khác.

Ông Công ông Táo

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, ngày 23 tháng Chạp người Việt có tục thả cá chép là do dựa trên sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng. Chỉ có cá chép là loài sống dưới nước có thể vượt vũ môn lên trời và hóa thành rồng.

Tương truyền rằng, cá chép phải vượt qua 3 kỳ thi để hóa rồng. Vượt qua mỗi kỳ thi, cá chép sẽ lên gần trời hơn một chút. Để vượt qua bài thứ nhất, cá chép phải búng đuôi nhảy qua một cái thác cao, hiểm trở. Sau khi qua bài thi thứ nhất, đuôi của cá chép thay đổi và có sức mạnh hơn. Đến bài thi thứ 2, cá chép vẫn vượt qua dù sóng gió mưa vần vũ dữ dội hơn. Lúc này, cá chép đã hóa rồng 1 nửa mình. Sau khi trải qua bài thi thứ 3, toàn thân cá chép hóa rồng.

Cá chép là phương tiện đi lại duy nhất để Táo quân về trời và không thể thay thế bằng bất kỳ con vật nào khác.

Theo quan niệm dân gian, để Táo quân kịp lên thiên đình, cá chép phải được thả ra ao, hồ, sông… trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp).

Thứ Sáu, 17/01/2020 14:59
51 👨 1.655
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tết 2024