Vi khuẩn clostridium botulinum là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Clostridium botulinum là vi khuẩn gì?

Clostridium botulinum (C. botulinum) là một vi khuẩn Gram dương, hình que, kỵ khí, bào tử hình thành, di chuyển được có khả năng sản xuất các neurotoxin botulinum.

Clostridium botulinum được mô tả lần đầu tiên trong một vụ ngộ độc thực phẩm tại Bỉ vào năm 1897.

Vi khuẩn clostridium botulinum nguy hiểm như thế nào?

Bào tử của vi khuẩn C. botulinum sẽ chuyển sang dạng ‘nghỉ’ khi gặp điều kiện sống bất lợi và có thể tồn tại ở dạng này trong thời gian khoảng 30 năm hoặc hơn. Chúng sẽ lại phát triển bình thường nếu gặp điều kiện thuận lợi và có khả năng sinh nhiều loại độc tố, nguy hiểm nhất là độc tố thần kinh (neurotoxin) gây nên bệnh cấp tính rất nặng, làm phá hủy thần kinh trung ương và gây tử vong.

Vi khuẩn hình que  Clostridium botulinum. Ảnh: Nature.
Vi khuẩn hình que Clostridium botulinum. Ảnh: Nature.

Bản thân vi khuẩn và bào tử không gây ra bệnh mà độc tố do nó sinh ra mới nguy hiểm.

Độc tố botulinum, một chất độc thần kinh cực mạnh do vi khuẩn Clostridium botulinum tạo ra và là một trong những chất sinh học độc nhất được biết đến. Nó xâm nhập vào các tế bào thần kinh khiến cho các cơ bị tê liệt.

Botulinum được đánh giá là "vua của tất cả các chất độc", mạnh hơn 10.000 lần so với asen có thể giết người hàng loạt, hay kali xyanua giết người chỉ với lượng nhỏ.

Botulinum có thể gây tử vong một người với 1 liều 0,004 μg/kg cân nặng. Một kg botulinum đủ giết chết một tỷ người. Botulinum có 8 loại, phổ biến nhất là nhiễm độc tuýp A và B.

Botulinum không chịu được nhiệt, chất độc sẽ bắt đầu biến tính và giảm độc lực nếu đun ở 100 độ C, có thể bị phá hủy nếu đun sôi đến 10 phút. Do vậy, thực phẩm không gây độc nếu đun sôi xấp xỉ 100 độ C.

Vi khuẩn clostridium botulinum xuất hiện ở đâu?

Clostridium botulinum có nhiều trong tự nhiên, phân bố khắp nơi trong đất, đặc biệt là những nơi như đất vườn, nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghĩa trang.

Loại vi khuẩn nguy hiểm này còn có thể có mặt trong các loại rau quả, trong ruột của các động vật nuôi trong nhà, ruột cá, đôi khi có cả trong ruột người, thậm chí là cả mật ong.

Trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản, vi khuẩn này rất dễ nhiễm vào thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm đóng hộp, xúc xích, lạp xưởng, sữa bột, phomat…

Biểu hiện của ngộ độc botulinum

Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc botulinum bao gồm mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, chóng mặt, đau bụng, nôn mửa, biểu hiện viêm dạ dày và ruột.

Triệu chứng sẽ biến mất trong vài giờ nếu lượng độc tố vào cơ thể ít.

Khi độc tố botulinum xâm nhập vào các dây thần kinh sọ ngoại biên, nạn nhân sẽ bị giảm thị lực như nhìn đôi, nhìn mờ, giãn đồng tử, sụp mí, không phản xạ ánh sáng hoặc liệt mặt. Sau đó, bệnh nhân sẽ bị rối loạn tiết nước bọt, khô miệng, khó nuốt, nói khó, rối loạn ngôn ngữ... thậm chí liệt toàn thân, tắc ruột cơ năng. Cuối cùng là khó thở, rối loạn nhịp thở và tử vong do suy hô hấp (tỷ lệ tử vong ở giai đoạn này từ 30 đến 60%).

Trẻ nhỏ nhiễm độc botulinum sẽ bị táo bón hoặc lười ăn trong khoảng hai đến ba ngày, sau đó khó nuốt, yếu cơ và lười vận động gây khó thở.

Phòng tránh nhiễm khuẩn clostridium botulinum

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn clostridium botulinum, mọi người nên:

  • Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu nuôi trồng đến chế biến, vận chuyển và sử dụng.
  • Để thức ăn thừa sau bữa ăn vào tủ lạnh.
  • Đun chín sôi thực phẩm trước khi ăn.

Những sai lầm khiến vết thương do kiến ba khoang đốt lâu lành

Thứ Hai, 31/08/2020 16:22
53 👨 1.286
0 Bình luận
Sắp xếp theo