10 ứng dụng năng suất có thể dùng ngoại tuyến

Mỗi ngày trôi qua, thế giới trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Internet. Từ các bộ công cụ năng suất đến những trình quản lý mật khẩu, có vẻ như sẽ có một ứng dụng web phù hợp cho tất cả mọi mục đích.

Trong thực tế, sự phụ thuộc vào web mang tính 2 mặt, vừa tiêu cực lại vừa tích cực. Chắc chắn, sự phổ biến của các công cụ trực tuyến có nghĩa là về mặt lý thuyết, bạn có thể duy trì hiệu quả lao động từ mọi nơi trên thế giới. Nhưng điều gì xảy ra khi bạn bị mắc kẹt trong tình trạng ngoại tuyến? Các vấn đề kết nối xảy ra khi bạn không mong đợi nhất.

Những ứng dụng năng suất ngoại tuyến nào sẽ giúp bạn duy trì năng suất ngay cả khi không có Internet? Hãy đọc bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Any.do

Any.do

Any.do là một ứng dụng quản lý tác vụ đầy đủ tính năng. Công cụ này hoàn hảo để tổ chức danh sách việc cần làm và quản lý lịch của bạn. Nó thậm chí còn cung cấp một trợ lý ảo để nhắc nhở bạn mọi việc mỗi ngày.

Phiên bản Premium $2,99 (115.000VND)/tháng bổ sung tính năng hỗ trợ cộng tác theo thời gian thực, lời nhắc dựa trên vị trí, những tác vụ định kỳ có thể tùy chỉnh và các file đính kèm không giới hạn.

Ứng dụng năng suất ngoại tuyến Any.do rất tuyệt vời. Mọi tác vụ mà bạn đã đồng bộ với điện thoại hoặc máy tính sẽ có sẵn và mọi thay đổi bạn thực hiện sẽ upload lên tài khoản của bạn, bất cứ khi nào có kết nối trở lại. Sẽ rất khó có thể tìm được một ứng dụng nhắc việc hoặc trình quản lý tác vụ ngoại tuyến tốt hơn Any.do.

2. Salesforce

Salesforce

Salesforce là một trong nhiều công cụ CRM dựa trên web đã xuất hiện trong thập kỷ trước, nhưng nó vẫn là công cụ nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi nhất.

Mặc dù được thiết kế để sử dụng trực tuyến, nhưng ứng dụng ngoại tuyến cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ. Bạn chỉ cần đảm bảo admin đã kích hoạt tính năng ghi cache và chỉnh sửa ngoại tuyến.

Đương nhiên, có một số hạn chế. Ví dụ, bạn sẽ không thể tạo các liên hệ hoặc tác vụ mới, bộ lọc tra cứu không có sẵn, không xem được những hình ảnh được đính kèm và không thể truy cập vào Salesforce Communities.

3. OfficeTime

OfficeTime

OfficeTime là một trong những ứng dụng tốt nhất cho bất kỳ ai cần theo dõi các khoảng thời gian làm việc và được trả chi phí. Công cụ này phổ biến với những người làm việc tự do (freelancer) và chủ doanh nghiệp nhỏ.

OfficeTime có thể ghi lại cả chi phí và giờ giấc, sau đó tự động chuẩn bị hóa đơn để bạn gửi cho khách hàng. Ứng dụng này cũng tự hào với một loạt các biểu đồ, đồ thị và công cụ hỗ trợ trực quan ấn tượng khác để bạn có thể thấy những gì đã ngốn hết thời gian quý báu của mình.

Ứng dụng này có đầy đủ chức năng khi bạn ngoại tuyến. Nó vẫn có thể tự động ghi lại thời gian và cho phép bạn quản lý các dự án đang diễn ra. Mọi thay đổi sẽ đồng bộ với các máy chủ OfficeTime ngay khi bạn có kết nối.

Ứng dụng có chi phí một lần là $47 (1.090.000VND). Một tùy chọn thử nghiệm miễn phí 21 ngày có sẵn.

4. Google Drive

Google Drive

Ứng dụng lưu trữ đám mây, Google Drive, cùng với 3 ứng dụng Office tích hợp (Docs, Sheets và Slides) là một tùy chọn phổ biến trong lĩnh vực tiêu dùng, giáo dục và kinh doanh.

Google Drive cho phép bạn cung cấp các file để xem ngoại tuyến (đi tới Settings > General > Offline) trong khi Docs, Sheets và Slides sẽ cho phép bạn tạo tài liệu mới khi không có kết nối.

5. Microsoft Outlook

Outlook

Hầu hết mọi người sử dụng web client để truy cập hộp thư đến của mình. Nhưng vẫn còn một số ứng dụng email trên desktop tuyệt vời và có lẽ phổ biến nhất trong số đó là Outlook.

Vì Outlook tải xuống một bản sao cục bộ của hộp thư đến email, nên bạn sẽ luôn có thể truy cập tất cả các email của mình, bất kể bạn có kết nối web hay không.

Rõ ràng, khi ngoại tuyến, bạn sẽ không thể gửi hoặc nhận email. Tuy nhiên, bạn có thể xếp chúng vào hàng đợi và quá trình sẽ được hoàn tất ngay sau khi bạn có kết nối lại.

6. Trello

Trello

Nếu muốn có một bảng kanban ngoại tuyến, bạn nên sử dụng Trello. Nó làm cho các tác vụ xử lý trở nên dễ dàng.

Kể từ đầu năm 2017, Trello đã cung cấp hỗ trợ ngoại tuyến cho các ứng dụng di động của mình. Bây giờ, bạn có thể mở bảng, tạo thẻ mới, chỉnh sửa các tác vụ hiện có, gán thành viên trong nhóm vào bảng hay tác vụ, cũng như thêm mô tả, ngày, nhãn và siêu dữ liệu khác.

Ứng dụng sẽ lưu tất cả các thay đổi cục bộ và upload chúng lên web ngay sau khi bạn trực tuyến trở lại.

7. LastPass

LastPass

Trình quản lý mật khẩu là một phần thiết yếu để giữ an toàn cho bạn trên web. Chúng cho phép bạn tạo các mật khẩu phức tạp hơn mà không phải lo lắng về việc phải nhớ chúng mỗi khi đăng nhập vào một dịch vụ.

Một tính năng quan trọng của bất kỳ trình quản lý mật khẩu là truy cập ngoại tuyến. Bạn sẽ không muốn mất khả năng truy cập một trong những tài khoản của mình chỉ vì bạn không thể trực tuyến.

Miễn là bạn đã đăng nhập vào tài khoản LastPass từ thiết bị của mình ít nhất một lần trong khi có kết nối, thì bạn có thể truy cập vào bản sao được mã hóa và lưu trữ cục bộ của Vault.

Nếu đã kích hoạt 2FA, bạn sẽ cần truy cập Account Settings > Multifactor Options > Edit > Permit Offline Access để bật quyền truy cập ngoại tuyến.

8. Evernote

Evernote

Bên cạnh Microsoft OneNote, Evernote là một trong hai ứng dụng đáng chú ý hàng đầu hiện nay. Bạn có thể dành hàng giờ để tranh luận về giá trị tương đối của từng tùy chọn, nhưng rốt cuộc, chúng đều là hai ứng dụng tuyệt vời.

Đúng như mong đợi, bạn có thể truy cập nội dung Evernote của mình khi ngoại tuyến. Tuy nhiên, danh sách chính xác những gì sẽ có sẵn khác nhau tùy thuộc vào thiết bị bạn sử dụng.

Nếu bạn sử dụng máy tính, tất cả nội dung đều có thể truy cập được. Evernote tự động lưu trữ một bản sao cục bộ của mọi thứ trên ổ cứng. Nếu bạn sử dụng trên thiết bị di động, chỉ có tiêu đề ghi chú, thẻ và một đoạn trích nhỏ của văn bản có sẵn theo mặc định.

Nếu muốn tất cả quyền truy cập vào các ghi chú hoàn chỉnh trên điện thoại di động của mình, bạn sẽ cần nâng cấp lên Evernote Plus hoặc Evernote Premium.

9. Pocket

Pocket

Pocket là một cách tuyệt vời nhằm lưu nội dung web để đọc sau này. Nhưng tại sao đây là một giải pháp tốt hơn là sử dụng các bookmark của trình duyệt? Bởi vì Pocket sẽ làm cho bất kỳ bài viết nào bạn lưu có sẵn ngoại tuyến.

Vì vậy, đây là một cách tuyệt vời để load nội dung nếu không có kết nối. Ví dụ, bạn có thể đưa vào ứng dụng một số tài liệu thiết yếu và xem tất cả chúng trên một chuyến bay xuyên Đại Tây Dương.

10. Google Maps

Nhiều ứng dụng GPS hoạt động ngoại tuyến, nhưng tính phổ biến của Google Maps khiến nó xứng đáng có một vị trí trong danh sách này.

Nếu muốn sử dụng Google Maps ngoại tuyến, bạn sẽ cần phải chuẩn bị một chút trên thiết bị Android hoặc iOS của mình. Chuyển đến Settings > Offline Maps > Select Your Own Map và kéo cửa sổ trên màn hình qua phần bản đồ bạn muốn lưu. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhấn vào Download.

Bạn có thể truy cập các bản đồ đã tải xuống của mình bằng cách đi tới Settings > Offline Maps.

Các ứng dụng mà Quantrimang.com đã giới thiệu trong bài viết này hy vọng sẽ cung cấp cho bạn sự nhận thức rõ ràng về số lượng phần mềm trực tuyến hiện có tính năng ngoại tuyến.

Như đã nêu ở đầu bài viết, truy cập ngoại tuyến là một tính năng quan trọng, đặc biệt nếu bạn phải dành nhiều thời gian di chuyển.

Nếu tính năng truy cập ngoại tuyến không được cung cấp bởi ứng dụng năng suất yêu thích của bạn, hãy xem xét một số tùy chọn khác trong bài. Chắc chắn, bạn có thể tìm thấy ứng dụng hoàn hảo cho nhu cầu của mình.

Chúc bạn tìm được một ứng dụng phù hợp!

Chủ Nhật, 08/12/2019 08:17
51 👨 1.393
0 Bình luận
Sắp xếp theo