Trẻ biếng ăn phải làm thế nào giúp bé ăn ngon?

"Con biếng ăn" là nỗi lo lắng thường trực của không ít ông bố bà mẹ. Đặc biệt với các bé ở độ tuổi 1-4 tuổi, tình trạng biếng ăn lại xảy ra phổ biến hơn.

Hiểu được nỗi lo ấy, hôm nay Quantrimang sẽ giúp các bạn đi trả lời câu hỏi "Trẻ biêng ăn phải làm thế nào?"

Làm gì khi trẻ biếng ăn

Biếng ăn là gì? Biểu hiện của biếng ăn như thế nào?

Biếng ăn là một rối loạn ăn uống thường gặp ở các bạn nhỏ. Tình trạng này thường xuyên xảy ra với trẻ từ 1-6 tuổi. Theo các nghiên cứu cho thấy rằng:

  • Tình trạng biếng ăn ở bé gái thường xảy ra nhiều hơn ở bé trai
  • Trẻ 3 tuổi biếng ăn, trẻ 4 tuổi biếng ăn hay dưới 1 tuổi là phổ biến hơn cả
  • Những đứa trẻ biếng ăn kéo dài sẽ có thể chậm phát triển hơn so với các bạn cùng trang lứa
  • Tình trạng biếng ăn có thể sẽ gây nên suy dinh dưỡng
  • Trẻ biếng ăn cũng thường bị ảnh hưởng bởi cân nặng của cơ thể, ám ảnh về thực phẩm
  • Các vấn đề về sức khỏe như: Rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, giảm mật độ xương và mất cân bằng hormone thường xảy ra ở trẻ biếng ăn hơn là trẻ bình thường

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp nhất ở những bé được coi là đang trong giai đoạn biếng ăn:

  • Khóc lóc, quấy rối mỗi khi thấy đồ ăn hay tới giờ ăn.
  • Luôn ngậm thức ăn trong miệng rất lâu, không chịu nhai hay nuốt
  • Ăn ít hơn so với bình thường
  • Mỗi bữa ăn thường kéo dài hàng tiếng đồng hồ thậm chí hơn
  • Nhất định không ăn một số hoặc tất cả các loại thức ăn.

Trẻ biêng ăn phải làm gì

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ

  • Ảnh hưởng từ thói quen xấu do cha mẹ vô tình tạo ra: Một số sai lầm của cha mẹ, ông bà trong quá trình nuôi bé như: Nuông chiều mỗi khi tới giờ ăn, cho ăn thô quá muộn... đều sẽ có ảnh hưởng xấu tới trẻ. Không ít trẻ vì những thói quen xấu này mà dẫn tới tình trạng biếng ăn, chán ăn.
  • Trẻ không tập trung khi tới giờ ăn: Điển hình là việc cho trẻ vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem ti vi hay điện thoại hoặc ăn rong... cũng sẽ khiến bé không thể tập trung mỗi khi đến giờ ăn.
  • Thời gian ăn không khoa học: Nhiều gia đình sẽ không tránh khỏi việc ép trẻ ăn khi mà chúng chưa đói, lâu dần điều này sẽ khiến bé bị ám ảnh và dần dần không thích những bữa ăn
  • Không khí bữa ăn luôn căng thẳng: Việc quát tháo, dọa nạt những lúc bé không muốn ăn, ăn chậm lâu dần sẽ có ảnh hưởng không hề tốt đến tâm lý của bé, khiến bé cảm thấy không hứng thú với bữa ăn.
  • Bữa ăn không đa dạng: Việc lặp lại các món ăn quá nhiều lần, trình bày món ăn kém hấp dẫn hay không đúng khẩu vị cũng sẽ khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn
  • Do yếu tố sức khỏe: Khi trẻ bệnh, mệt, mọc răng hay đang bị rối loạn tiêu hóa... chắc chắn cảm giác ăn uống sẽ kém đi
  • Yếu tố sinh học và di truyền: Những gia đình có tiền sử các bệnh viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan... sẽ sinh ra những em bé có nguy cơ biếng ăn cao hơn hẳn. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng, tình trạng biếng ăn hoàn toàn có ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền.

Trẻ biếng ăn phải làm thế nào?

Nếu con rơi vào tình trạng biếng ăn, chắc chắn các ông bố bà mẹ sẽ rất lo lắng và băn khoăn nhiều để tìm giải pháp làm thế nào để trẻ hết biếng ăn hay trẻ biếng ăn nên uống thuốc gì?... Đây cũng là tâm lý chung rất dễ hiểu của các bậc phụ huynh. Vậy khi bé biếng ăn chúng ta nên làm gì?

Trước tiên, cha mẹ hãy học cách để ước tính lượng calo cần thiết cho bé tránh việc nhồi nhét, ép trẻ ăn quá nhiều. Điều này vừa không tốt đối với sức khỏe của trẻ đồng thời tạo áp lực căng thẳng lên trẻ. Lượng calo sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của từng bé.

Sau đó, hãy áp dụng một số mẹo dưới đây:

Để cho con được đói

Hãy chắc chắn rằng, con bạn đang thật sự đói nếu không bạn chỉ đang biến những bữa ăn thành các cuộc chiến.

Theo chuyên gia Hoàng Cường admin hội "Ăn dặm 3 in 1" thì việc sắp xếp bữa chính và bữa phụ cho trẻ là rất quan trọng. Các bữa nên cách nhau khoảng 2-3 giờ, không nên cho trẻ ăn vặt giữa khoảng thời gian đó.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích con vận động, vui chơi trước mỗi giờ ăn để lượng calo có thể được tiêu thụ.

Chế biến món ăn hấp dẫn bắt mắt hơn

Nhiều gia đình chỉ trung thành với những cách chế biến cơ bản như nấu cháo, hấp, luộc hoặc trộn tất cả các loại thực phẩm được coi là dinh dưỡng cho trẻ ăn. Tuy nhiên, các bé cũng có cái nhìn riêng của mình, việc ăn uống như vậy kéo dài sẽ khiến cho con không còn hứng thú và cảm nhận được hương vị của các món ăn.

Cha mẹ nên học cách chế biến khác đi, sáng tạo hơn, hấp dẫn hơn để có thể thu hút sự quan tâm của trẻ từ đó cải thiện tình trạng biếng ăn, chán ăn.

Trẻ biếng ăn nên uống thuốc gì

Tạo không khí vui vẻ cho các giờ ăn, tuyệt đối không ép trẻ

Đừng cố ép trẻ ăn, dù trẻ có ăn thì cũng sẽ không thể hấp thụ nếu như tâm trạng chúng không tốt. Hãy để giờ ăn thật sự thoải mái và tạo được hứng thú cho bé. Cha mẹ cũng luôn nhớ rằng hãy để con thật đói trước khi ăn nhé.

Khuyến khích bé tự lập

Hãy chấm dứt ngay tình trạng cố ép con ăn bằng việc ăn rong, cho xem ti vi, điện thoại... mỗi khi tới giờ ăn.

Cha mẹ chỉ nên là người đồng hành, hướng dẫn các bạn nhỏ khi ăn mà thôi. Ngoài ra, hãy học cách tôn trọng quyết định của con. Nếu bé không còn hứng thú, không muốn ăn, đã ăn no... hãy nhanh chóng kết thúc giờ ăn và không nên kéo dài. Các bé từ 7-9 tháng, cha mẹ đã có thể cho con tự khám phá đồ ăn bằng cách dùng tay bốc, từ 1 tuổi có thể cho trẻ làm quen với thìa để bé có thể chủ động hơn, tự lập hơn mỗi khi ăn.

Ăn dặm tự chỉ huy

Tập cho trẻ có thói quen vận động

Việc vận động sẽ giúp các bé tiêu hao năng lượng và nhanh chóng có cảm giác đói, thèm ăn. Tuy nhiên hãy cho con vận động một cách hợp lý, vừa phải thôi các mẹ nhé.

Khuyến khích khen ngợi khi con thử món mới

Có một sự thật là các bạn nhỏ rất thích được khen. Chính vì vậy, khi bé thử món ăn mới, hoặc ăn hết khẩu phần ăn cha mẹ nên dành cho bé những lời khen, lời động viên kịp thời nhé.

Biếng ăn là gì

Một số biện pháp khác

  • Với bé trên 2 tuổi, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để có thể tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng/lần
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé
  • Với những bé lớn hơn, cha mẹ có thể trao đổi thực đơn với bé, lắng nghe xem bé muốn ăn gì để cân nhắc lựa chọn thực phẩm
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo và bổ sung các vitamin tổng hợp, thực phẩm chức năng hỗ trợ giúp bé có cảm giác thèm ăn, cải thiện tình trạng biếng ăn.

Biếng ăn kéo dài có thể khiến bé bị chậm tăng cân, chậm phát triển, còi xương suy dinh dưỡng, thậm chí kém phát triển trí não, suy giảm hệ miễn dịch... Với những chia sẻ trên đây, hi vọng rằng các bậc phụ huynh sẽ có thể nắm bắt được những thông tin hữu ích để từ đó áp dụng và cải thiện tình trạng biếng ăn cho bé yêu nhà mình để bé có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn.

Thứ Ba, 20/08/2019 11:28
51 👨 135
0 Bình luận
Sắp xếp theo