‘Trăng sương giá’ và nguyệt thực nửa tối sẽ cùng lúc xuất hiện trên bầu trời vào 30/11
“Trăng sương giá” và nguyệt thực nửa tối là hai trong những hiện tượng thiên văn thú vị cuối cùng diễn ra trong năm 2020 vì vậy những người yêu thích thiên văn không nên bỏ qua. Cụ thể, hai hiện tượng thiên văn này sẽ cùng lúc xuất hiện trên bầu trời vào tối nay, ngày 30/11.
“Trăng sương giá”
Tên của mỗi đợt chu kỳ trăng tròn đều được đặt theo đặc điểm riêng của từng tháng. Tháng 11 là thời điểm mà mùa đông lạnh giá bắt đầu gõ cửa ở nhiều nơi trên thế giới nên chu kỳ trăng tròn trong tháng này được đặt tên là Frosty Moon - “trăng sương giá”, hay nhiều nơi gọi là "trăng hải ly" hay "trăng sồi"...
Tại Việt Nam, hiện tượng “trăng sương giá” năm nay sẽ xuất hiện vào khoảng 16h30 (giờ Việt Nam) ngày 30/11.
Nguyệt thực nửa tối

Hiện tượng nguyệt thực nửa tối cũng sẽ xuất hiện trên bầu trời vào ngày 30/11. Nguyệt thực nửa tối là hiện tượng bề mặt mặt trăng tối dần đi chứ không bị bóng tối che khuất hoàn toàn giống như nguyệt thực toàn phần.
Tại Việt Nam, nguyệt thực nửa tối sẽ dần bắt đầu từ khoảng 14h30 và đạt cực đại vào 16h42 nhưng lúc này người yêu thiên văn chưa thể quan sát được do mặt trăng chưa mọc. Đến 17h30 trở đi, tại Hà Nội và một số nơi khác sẽ dần được chiêm ngưỡng nguyệt thực nửa tối. Đến 18h53, hiện tượng này sẽ kết thúc, mặt trăng sẽ trở về độ sáng bình thường.
Theo các chuyên gia, hai hiện tượng này gần như năm nào cũng có nên không hẳn là quá hiếm. Nhưng nếu bạn yêu thích thiên văn thì không thể bỏ lỡ khoảnh khắc thú vị này.

-
Hướng dẫn quay phim, chụp ảnh màn hình game trong Windows 10
-
9 lý do khiến tủ lạnh không đông đá và cách khắc phục
-
Cách đăng ký gói cước data SIM đồng thương hiệu Mobifone – FPT
-
Đánh giá TP-Link Archer C9: Router giá rẻ được yêu thích
-
Cách xác định địa chỉ IP thiết bị trên mạng cục bộ
-
Cách sửa lỗi gõ tiếng Việt trên thanh địa chỉ Chrome
-
Lý do sao Mộc không thể trở thành sao
-
Những hiện tượng thiên văn đáng chú ý tại Việt Nam trong năm 2021
-
Hành tinh đôi Đông chí: Sao Mộc và Sao Thổ ở gần nhau nhất trên bầu trời, sự kiện thiên văn 794 năm mới xuất hiện 1 lần
-
Tàu Trung Quốc đưa mẫu vật 1,2 tỷ tuổi của Mặt Trăng về Trái Đất thành công
-
Những bức ảnh vũ trụ ấn tượng năm 2020
-
Tinh vân vòng xanh - nơi giải đáp bí ẩn về các ngôi sao đôi