Trải nghiệm với ứng dụng K7 - Total Security 11.1

Quản Trị Mạng - Cái tên K7 có thể còn xa lạ với nhiều người sử dụng, nhưng trên thị trường phần mềm bảo mật hiện nay, ứng dụng này đã có 1 chỗ đứng khá vững chắc. Kể từ năm 1991 cho tới nay, họ đã tập trung vào việc xây dựng và phát triển các giải pháp bảo mật, giúp người sử dụng máy tính tránh khỏi những phiền phức thường gặp trong cuộc sống ngày nay. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày một số điểm cơ bản cũng như tính năng nổi bât của chương trình này, đó là K7 Total Security 11.1.

“Ấn tượng” đầu tiên:

Với thời hạn dùng thử 30 ngày, dung lượng cài đặt khá nhẹ (khoảng 70 MB), không yêu cầu người sử dụng điền thông tin hoặc các chi tiết khác trong khi cài đặt, K7 sẽ khiến nhiều người sử dụng phải nhớ đến. 1 điểm cần lưu ý ở đây là K7 Total Security không thể “chung sống” cùng với Malwarebytes trong cùng 1 máy tính:

Nếu có sẵn Malwarebytes trong hệ thống, K7 sẽ yêu cầu người sử dụng gỡ bỏ trước tiên, sau đó tiếp tục quá trình cài đặt khi khởi động lại.

Quá trình cài đặt khá đơn giản, các bạn hầu như không phải điều chỉnh lại bất cứ tùy chọn nào, chỉ cần điền địa chỉ email và tên sử dụng để kích hoạt tài khoản dùng thử. Và tiếp sau đó là quá trình xác định hệ thống, giao thức kết nối mạng, hiển thị giao diện điều khiển chính cũng như cách thức bảo vệ hệ thống dựa trên các tùy chọn.

Cửa sổ làm việc chính dược chia theo các tab, biểu tượng dưới khay hệ thống cũng được “trang bị” một số tùy chọn thường xuyên được sử dụng như việc tắt hoặc bật 1 số chức năng, vô hiệu hóa hoàn toàn một số chương trình của hệ thống như Windows FirewallWindows Defender...

Các tùy chọn và cách sử dụng:

Các tab chính trên bảng điều khiển chính của K7 gồm có: Security Center, Tasks, Settings, Tools và Support:

Tại mục Security Center, chương trình cung cấp cái nhìn tổng quát về tình trạng hiện thời của hệ điều hành. Khi bạn di chuột qua từng thành phần tương ứng, hệ thống sẽ hiển thị tùy chọn tương ứng để bật hoặc tắt thành phần đó. Do vậy, người sử dụng không cần phải nhấn chuột quá nhiều để thay đổi lựa chọn.

Còn nếu muốn bắt đầu hoặc sắp xếp lịch trình quét theo thời gian, kiểm tra phiên bản cập nhật hoặc thao tác với file trong mục cách ly – Quarantine... hãy sử dụng thẻ Tasks. Tại đây còn có thêm lựa chọn xem lại các thao tác trước đó, toàn bộ quá trình quét hoặc các lỗ hổng, phần mềm độc hại đã phát hiện, hoặc khôi phục lại cấu hình mặc định – khá hữu ích khi người sử dụng thay đổi thiết lập quá nhiều.

Trong thẻ Tools, bạn sẽ thấy vài module hỗ trợ cho việc xóa các file rác và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống. Nhưng 1 số module như Computer TuneUpDisk Optimization thì lại cung cấp quá ít thông tin chi tiết cụ thể về những công việc mà K7 đang thực hiện.

Bên cạnh đó, người sử dụng còn có thể truy cập và thay đổi thiết lập của từng thành phần có liên quan từ thẻ Security Center hoặc Settings. Còn giao diện điều khiển chính của phần Antivirus cũng được chia thành tổ hợp các thẻ tab, bao gồm đầy đủ các lựa chọn thường thấy như thao tác quét virus mặc định, cách ly file và thư mục bị lây nhiễm... :

Các thiết lập của phần Firewall cũng tương tự như vậy, được sắp xếp và chia theo tab, nhưng có phần dễ nhìn hơn so với mục Antivirus. Tại đây, bạn có quyền cho hoặc không cho phép ứng dụng bất kỳ nào đó kết nối tới Internet, điều chỉnh hoặc cập nhật phương thức kết nối mạng đang sử dụng... :

Trên thực tế, phần lớn người sử dụng đều cảm thấy hài lòng với các mức thiết lập và tùy chỉnh mặc định của K7. Ví dụ, khi cắm ổ USB (hoặc điện thoại di động, ổ lưu trữ đi động...) vào máy tính, chương trình sẽ hiển thị cửa sổ thông báo nếu thiết bị đó chưa được kiểm tra:

Tính năng Firewall:

Chế độ bảo mật này của K7 Total Security khá “yên lặng”, nhưng vẫn đầy đủ các chức năng cơ bản. Người sử dụng có thể kiểm tra, giám sát những chương trình nào được phép truy cập Internet hay không, hoặc khi có phiên bản nâng cấp / cập nhật mới của 1 ứng dụng nào đó... :

Bên cạnh đó, người sử dụng hoàn toàn có thể khởi tạo các trường hợp “ngoại lệ” dựa trên những quy luật có liên quan đến lượng traffic ra vào của máy tính, các cổng và lớp địa chỉ IP:

Khi tiến hành thử nghiệm tính năng Firewall này, chúng tôi thực hiện 1 lệnh quét toàn bộ hệ thống từ xa để xem những tín hiệu nào được trả về. Công cụ được áp dụng ở đây là Nmap với chế độ Network được thiết lập thành Home. Kết quả là Firewall phát hiện được 14 Port đang mở, và lượng dữ liệu thông tin qua lại đủ để xác nhận các chi tiết có liên quan đến hệ điều hành, tên Workgroup... Sau đó, chúng tôi tiếp tục chuyển Network thành Public trước khi tiến hành lệnh quét lần 2. Và kết quả thật bất ngờ, số lượng Port hoạt động giảm xuống bằng 0, đồng thời không thể phát hiện bất cứ thông tin nào:


Tính năng Antivirus và Antispyware:

Hơi khác so với số lượng tùy chọn ít ỏi của phần Firewall, tại đây bạn có thể chọn thao tác mặc định khi chương trình phát hiện hiểm họa, các trường hợp ngoại lệ và danh mục quản lý file cách ly, bên cạnh đó là tính năng kích hoạt chế độ Enable Script Protection, áp dụng với 1 số chương trình IM phổ biến như AOL, MSN, Yahoo... :

Tại mục System Monitor, người sử dụng có thể thiết lập mức độ bảo mật theo ý muốn:

Còn thẻ Device Access cho phép người dùng đặt chế độ, thao tác áp dụng với những thiết bị cắm ngoài như ổ USB, ổ CD/DVD... khi tương tác với hệ điều hành:

Cuối cùng là bài thử nghiệm thực tế với 1 vài website có mã độc, đây là thời khắc quyết định tính bảo mật của K7 có thực sự an toàn như lời quảng cáo hay không:

Hình ảnh trên đã chứng minh được khả năng bảo mật của K7 hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của phần lớn người sử dụng. Nhiều lựa chọn tùy chỉnh đa dạng, dễ dàng cấu hình và thiết lập, giao diện thân thiện, nhiều cơ chế bảo mật và tối ưu hóa hệ thống... rõ ràng bạn sẽ không phải cân nhắc quá nhiều khi lựa chọn K7 Total Security 11.1. Chúc các bạn thành công!

Thứ Ba, 19/04/2011 08:13
31 👨 793
0 Bình luận
Sắp xếp theo