Top 7 lý do thường gặp khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp

Lực lượng lao động ổn định, được đào tạo bài bản là một trong số những chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được thành công trong kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ phải chịu tổn thất lớn khi bỏ ra thời gian và chi phí đào tạo nhân viên mà sau đó họ lại rời đi. Mặc dù một số người nghỉ việc là do vấn đề về sức khỏe hoặc những nguyên nhân bất khả kháng nhưng hầu hết nhân viên nghỉ việc đều có nguyên nhân cụ thể và trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có thể cải thiện được tình hình. Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải tình trạng nhân viên nghỉ việc tràn lan cần lưu ý những điều được đề cập trong bài viết này nhé!

Top 7 lý do thường gặp khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp

Trong nhiều trường hợp, mức lương không phải là nguyên nhân chính khiến người lao động rời bỏ công ty mà môi trường làm việc mới là nguyên nhân gây ra điều đó. May mắn là chúng ta chỉ cần phân tích một chút sẽ thấy được lý do vì sao họ lại lựa chọn nghỉ việc. Hãy nói chuyện một cách cởi mở với những nhân viên đã rời công ty và cả những nhân viên đang làm việc, nhà tuyển dụng, nhà quản lý và chủ doanh nghiệp để có thể tìm ra nguyên nhân về những gì mà mọi người cảm thấy không hài lòng. Sau đó có thể tìm ra cách cải thiện môi trường làm việc không mấy vui vẻ hiện tại phải không? Dưới đây là 7 lý do thường gặp nhất mà các doanh nghiệp nên tham khảo:

1. Lịch làm việc cứng nhắc gây khó khăn cho nhân viên

Lịch làm việc cứng nhắc gây khó khăn cho nhân viên

Người quản lý và giám sát đôi khi quên mất rằng nhân viên của mình còn có cuộc sống cá nhân bên ngoài công việc và không tạo điều kiện, thậm chí không nghĩ tới việc sắp xếp lịch làm việc linh hoạt để nhân viên của mình có thể dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc gia đình. Guồng quay không ngừng nghỉ của công việc suốt 5 ngày - 40 tiếng một tuần khiến cho người lao động gần như không có thời gian làm những việc khác. Có một cách đơn giản điều chỉnh lịch trình làm việc cho linh động hơn là tăng thời gian làm việc một ngày của nhân viên lên 10 tiếng từ thứ Hai đến thứ Năm, đồng thời cho kỳ nghỉ cuối tuần được kéo dài hơn. Hiện tại, một số nhà quản lý đã áp dụng phương pháp này để giải quyết vấn đề khá hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhà quản lý có thể thuê thêm người để cùng chia sẻ công việc. Cách này vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bởi có thêm nhân viên sẽ giúp tầm nhìn bao quát hơn và đặc biệt, có thể đảm đương khối lượng công việc lớn hơn. Ngày nay, khi công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển mang lại cho con người những tiện ích đáng ngạc nhiên, làm việc và trao đổi công việc từ xa cũng trở nên phổ biến hơn trước, năng suất lao động hiệu quả hơn và người lao động có thể thoải mái lựa chọn ngày làm việc hay ngày nghỉ của mình.

2. Nhà quản lý gây thêm phiền phức thay vì giải quyết các rắc rối

Nhà quản lý gây thêm phiền phức thay vì giải quyết các rắc rối

Điều đáng ngạc nhiên là đôi khi một nhân viên tốt khi được thăng chức lại trở thành một người quản lý tồi. Dĩ nhiên, người quản lý cũng có thể có những thói quen xấu như luôn khư khư chiếc điện thoại, máy tính, tablet bên mình chẳng hạn. Việc thờ ơ với những nhu cầu của nhân viên có thể là nguyên nhân khiến người lao động cảm thấy bất mãn mà bỏ đi. Hay nói cách khác, những người quản lý quá bận bịu hoặc quá lơ đễnh khi nghe ý kiến của người khác thường không thể giải quyết được các vấn đề mà nhân viên của mình đang gặp phải.

Người quản lý không chịu hỗ trợ nhân viên, không làm tròn bổn phận hay đổ lỗi cho người khác về những vấn đề trong phòng ban của mình là những dấu hiệu cho thấy khả năng lãnh đạo của họ khá yếu kém. Thậm chí, một số người quản lý còn không đánh giá đúng năng lực của nhân viên, đặt các mục tiêu bất khả thi cho nhóm hoặc chỉ nói mà không làm. Đó cũng là những biểu hiện của một người quản lý kém.

3. Không có cơ hội thăng tiến cho những nhân viên tiềm năng

Không có cơ hội thăng tiến cho những nhân viên tiềm năng

Việc thăng tiến trong công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bất kỳ nhân viên nào và tình trạng trì trệ không được lên chức có thể khiến họ rơi vào cảm giác ám ảnh rất khó chịu. Lưu ý rằng có rất nhiều yếu tố khác quan trọng không kém gì mức lương. Dĩ nhiên, mức lương cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc nhưng nó không phải là yếu tố chính khiến họ rời bỏ công việc. Hầu hết mọi nhân viên đều thích cảm giác được trải qua thử thách và trở thành chuyên gia trong xử lý một vấn đề cụ thể nào đó, chứ chẳng có ai muốn bị coi là người không quan trọng trong tổ chức hoặc có thể thay thế bất cứ lúc nào.

Việc không có chương trình đào tạo và phân công công việc phù hợp cũng góp một phần tạo nên tình trạng nhân viên rời bỏ doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống đánh giá năng lực dựa trên hiệu quả công việc để làm cơ sở cho việc cất nhắc nhân viên. Nếu người lao động của bạn biết họ cần cải thiện bản thân ở chỗ nào và như thế nào, nhiều khả năng họ sẽ ở lại doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội được thăng chức.

4. Chủ doanh nghiệp thường đánh giá thấp nhân viên của mình và tạo ra môi trường làm việc không thân thiện

Chủ doanh nghiệp thường đánh giá thấp nhân viên của mình và tạo ra môi trường làm việc không thân thiện

Những nhân viên cảm thấy mình không được coi trọng hay bị đánh giá thấp ở nơi làm việc thường sớm rời bỏ doanh nghiệp. Đây là một quy luật tâm lý hết sức bình thường khiến người lao động không muốn cố gắng gắn bó với chỗ làm của mình. Không những vậy, sự thiếu tôn trọng đối với nhân viên có thể làm năng suất lao động sụt giảm. Khi những mối quan hệ trong công việc không được suôn sẻ, thoải mái thì việc có nhiều người xin nghỉ là điều không thể tránh khỏi.

Một phần lớn đạo đức nghề nghiệp, nội quy, môi trường làm việc của công ty được xây dựng dựa trên nền tảng cơ bản là việc người lao động được tôn trọngđánh giá đúng năng lực. Thông thường người chủ doanh nghiệp tỏ thái độ thiếu tôn trọng với nhân viên của mình sẽ thể hiện điều đó với cả các khách hàng tiềm năng và đối tác trên thị trường. Ví dụ khách hàng có thể sẽ lưu ý tình trạng này và bắt đầu tự hỏi bản thân rằng: "Nếu nhân viên của họ còn không được tôn trọng, liệu khách hàng của họ có được tôn trọng hay không?".

5. Nhà quản lý không hỗ trợ nhân viên

Nhà quản lý không hỗ trợ nhân viên

Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của cấp trên, nhân viên dễ có cảm giác như mình đang bị lợi dụng. Đôi khi để cắt giảm chi phí, chủ doanh nghiệp thường để cho một nhân viên đảm đương công việc của 2-3 người hoặc buộc nhân viên của mình dành quá nhiều thời gian vào những việc không nằm trong mô tả công việc của họ như photocopy, gửi thư, chạy những việc vặt...

Một ví dụ điển hình khác về việc thiếu sự hỗ trợ của cấp quản lý là khi chủ doanh nghiệp giao cho nhân viên một công việc quan trọng không nằm trong sở trường của họ. Do thiếu kinh nghiệm, nhân viên đó không thể hoàn thành được công việc và gây ra một số nhầm lẫn. Kết quả là người lao động càng cảm thấy chán ngán và xin nghỉ việc ngay lập tức.

6. Chính sách lỗi thời cũng là lý do nhân viên rời khỏi công ty

Chính sách lỗi thời cũng là lý do nhân viên rời khỏi công ty

Những băn khoăn của nhân viên nếu không được giải đáp và xử lý kịp thời cũng có thể dẫn đến sự tích tụ tâm lý không hài lòng ở người lao động. Doanh nghiệp nên giải quyết những vấn đề phát sinh càng nhanh càng tốt. Một điểm bất ổn nữa là chính sách doanh nghiệp không được cập nhật thường xuyên nên người lao động cứ phải xử lý đi xử lý lại một vấn đề, ví dụ tiêu chuẩn làm việc nhóm, mối quan hệ giữa người lao động với người quản lý, quy định về việc truy cập các phương tiện thông tin đại chúng trong giờ làm hay giới hạn thời gian giải quyết một công việc. Nếu các tiêu chuẩn trên trong chính sách công ty đã quá lỗi thời thì người lao động sẽ rất có thể tìm kiếm một doanh nghiệp khác để cống hiến.

7. Thay đổi giá trị cốt lõi của công ty có thể là nguyên nhân nhân viên bỏ đi

Thay đổi giá trị cốt lõi của công ty có thể là nguyên nhân nhân viên bỏ đi

Việc thay đổi giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp có thể gây nên tác động tiêu cực tới nhân viên. Người lao động có thể sẽ cảm thấy những giá trị cá nhân của mình không còn phù hợp với tiêu chí mới mà công ty đặt ra nữa hoặc cảm thấy những đặc điểm này không giống với những gì đã từng là lý do khiến họ lựa chọn làm việc tại đó. Thay vì tìm cách thảo luận để cải thiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, hầu hết người lao động sẽ lựa chọn việc ra đi.

Đôi khi, việc thay đổi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là do yếu tố khách quan. Bảo hiểm dành cho phụ nữ giờ đây đã trở thành bắt buộc theo quy định của liên bang và những doanh nghiệp tư nhân phải loay hoay giữa những thay đổi chóng mặt đó. Bởi vậy, nhiều công ty ở Mỹ từ chối thực thi luật và thậm chí còn đâm đơn kiện ra tòa vì chính sách mới nữa.

Đã bao giờ bạn làm việc ở một công ty nào đó mà luôn có suy nghĩ rằng mình sẽ phải rời bỏ nơi này hay chưa? Những ý kiến đóng góp của bạn có được cấp trên lắng nghe và giải quyết thấu đáo không? Bạn thấy điều gì khó chấp nhận nhất ở nơi mình đang làm việc? Hãy chia sẻ ý nghĩ của bạn ở mục bình luận bên dưới nhé!

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Tư, 29/03/2017 16:52
31 👨 1.570
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ TOP