Top 10 hiện tượng thiên văn siêu hiếm và tuyệt đẹp nhất

Nhật thực toàn phần, trăng xanh, siêu bão sấm sét trắng, sao Kim di chuyển qua đĩa Mặt trời hay các hành tinh xếp thẳng hàng... là những hiện tượng thiên văn siêu tuyệt đẹp của vũ trụ mà con người quan sát được. Chúng ta có thể phải chờ chục năm thậm chí hàng trăm năm mới có cơ hội quan sát chúng.

1. Nhật thực toàn phần

Hiện tượng Mặt Trăng che kín hoàn toàn Mặt Trời trong một khoảng thời gian ngắn diễn ra khi Trái Đất, mặt trăng và mặt trời thẳng hàng trên 1 mặt phẳng và mặt trăng đi vào giữa trái đất và mặt trời.

Nhật thực toàn phần

Mỗi năm, con người trên Trái Đất có thể thấy một hoặc vài lần nhật thực, nhưng nhật thực toàn phần thì rất hiếm khi xảy ra.

Nhật thực toàn phần xảy ra lần gần đây nhất là vào tháng 11 năm 2012. Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng thiên văn này sẽ không xảy ra trong khoảng 138 năm tới.

2. Trăng xanh

Trăng xanh

Trăng xanh là một khái niệm của phương Tây, dùng để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Cụ thể, trong một năm dương lịch có 12 lần trăng tròn, tương ứng với việc mỗi tháng có 1 lần trăng tròn. Nhưng do mỗi năm dương lịch thường dài hơn năm âm lịch 11 ngày nên những ngày này dần dần dồn lại, để rồi sau khoảng hai đến 3 năm (chính xác hơn là chu kỳ 2,7154 năm) thì lại có thêm một lần trăng tròn thứ 13 trong năm.

3. Transit of Venus – Hiện tượng sao Kim di chuyển qua đĩa Mặt trời

 Hiện tượng sao Kim di chuyển qua đĩa Mặt trời

Transit of Venus là một hiện tượng thiên văn xảy ra khi sao Kim đi vào giữa Trái Đất và Mặt Trời. Trong khoảng thời gian này, con người ở Trái Đất sẽ nhìn thấy một chấm đen ở trong đĩa Mặt Trời.

Theo các nhà khoa học, sự kiện này thường xảy ra theo chu kỳ 8 năm/1 lần và vị trí của sao Kim trên đĩa Mặt Trời liên tục bị thay đổi. Ngoài ra, cần khoảng 110 năm thì vị trí cũ mới được lặp lại 1 lần. Lần gần nhất xảy ra hiện tượng này là vào năm 2012.

4. Siêu bão sấm sét trắng

Siêu bão sấm sét trắng

Siêu bão sấm sét trắng có chu kỳ khoảng 30 năm một lần và được hình thành ở bán cầu Bắc của sao Thổ. Do khí Amoniac hình thành nên đám mây có chiều dài bằng một nửa đường kính của Trái Đất và tạo ra hàng tỷ tia sét cực lớn.

Các nhà thiên văn học ước tính, mỗi giây, có đến 10 tia sét dài khoảng 16.000km xuất hiện trong bầu khí quyển của sao Thổ và hình thành nên một siêu bão cực lớn. Cụ thể, siêu bão sấm sét trắng thường mạnh hơn so với các cơn bão trên Trái Đất khoảng 10.000 lần.

5. Các hành tinh xếp thẳng hàng

Các hành tinh xếp thẳng hàng

Các nhà thiên văn học cho rằng, hiện tượng các hành tinh trong hệ Mặt Trời xếp thẳng hàng là cực kỳ hiếm xảy ra.

Theo ước tính, sẽ có hiện tượng sao Hỏa, Kim, Thủy, Mộc, Thổ và Mặt Trăng xuất hiện thẳng hàng vào năm 2040 tới.

Trước đó, năm 2000, các nhà khoa học đã ghi nhận được sự xuất hiện thẳng hàng của các sao Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Mộc. Tháng 5/2011, 3 ngôi sao Mộc, Thủy và Kim xếp thẳng hàng.

Tháng 8/2016, các sao Thủy, Kim, Hỏa, Mộc và sao Thổ cũng được ghi nhận đứng thẳng hàng với nhau.

6. Sao chổi ISON

Sao chổi ISON

ISON còn được gọi là sao chổi thế kỷ được nhà thiên văn học người Nga - Vitali Nevski Artyom Novichonok phát hiện vào ngày 21/9/2012. Đây là sao chổi có quỹ đạo rất gần Mặt Trời.

Tuy nhiên, đến ngày 28/11/2013, nó đã bị tan rã hoàn toàn. Theo các nhà thiên văn học, khi tiếp xúc với Mặt trời ở khoảng cách hơn một triệu km, các vật vật chất có trên sao chổi này bắt đầu bị đốt nóng, bốc hơi, rồi bị phá vỡ thành từng mảnh nhỏ và giải phóng bụi thành từng vệt trong không gian.

7. Sao chổi Halley

Sao chổi Halley

Halley là sao chổi có quỹ đạo bay xung quanh Mặt Trời và xuất hiện theo chu kỳ 75 năm 1 lần.

Sao chổi Halley được đặt tên theo nhà thiên văn học Edmund Halley, người đầu tiên phát hiện ra nó vào năm 1531. Ngôi sao chổi này có quỹ đạo hình elip với khoảng cách gần nhất với mặt trời là 74 triệu km và xa nhất là 35 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn bằng 150 triệu km).

Theo chu kỳ thì vào năm 2061 tới, mọi người trên Trái Đất sẽ một lần nữa được chiêm ngưỡng sao chổi Halley

8. Sao chổi Hale-Bopp

Sao chổi Hale-Bopp

Hale-Bopp là một trong những ngôi sao chổi sáng nhất trong không gian (sáng hơn sao chổi Halley 1.000 lần). Theo các nhà thiên văn học, sao chổi này có thể quan sát bằng mắt thường từ Trái Đất và nó có chu kỳ xuất hiện khoảng 2.392 năm.

Sao chổi Hale-Bopp được phát hiện bởi hai nhà thiên văn học người Mỹ - Alan HaleThomas Bopp vào ngày 23/7/1995 và nó xuất hiện cách Trái Đất khoảng 193 triệu km.

9. Bão sao băng Leonid

Bão sao băng Leonid

Bão sao băng Leonid xuất hiện khi Trái Đất bay qua quỹ đạo của sao chổi Tempel-Tuttle.

Sự kiện thiên văn tuyệt đẹp này được phát hiện vào năm 1833 và kéo dài hơn 15 phút. Trong thời gian diễn ra sự kiện này, mọi người trên Trái Đất có thể nhìn thấy khoảng 1.000 ngôi sao băng/giờ xuất hiện trên bầu trời. Thậm chí, các nhà thiên văn học còn cho rằng, sao chổi Tempel-Tuttle có thể sản xuất ra khoảng 100.000 thiên thạch mỗi giờ.

10. Sao chổi Churyumov- Gerasimenko Comet

Sao chổi Churyumov- Gerasimenko Comet

Sao chổi Churyumov- Gerasimenko Comet có quỹ đạo xung quanh Mặt Trời theo chu kỳ 6 năm. Được biết, sao chổi này có nguồn gốc từ một vật thể bên cạnh sao Hải Vương và quỹ đạo gần nhất của nó cách Trái Đất khoảng 3,5 đơn vị thiên văn. Sao chổi Churyumov-Gerasimenko được phát hiện đầu tiên vào năm 1969.

Thứ Tư, 24/08/2016 09:30
3,73 👨 2.211
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ