Tìm hiểu về Ethical hacking sử dụng Kali Linux và Raspberry Pi

Ethical hacking là một cách tuyệt vời để khám phá tâm lý của một hacker bên trong con người bạn. Và có cách nào tốt hơn để xây dựng những kỹ năng hack hơn là sử dụng một trong những bộ công cụ hack đầu tiên đâu, đúng không?

Bài viết này sẽ nói về Kali Linux trên Raspberry Pi 3 của bạn! Một Raspberry Pi 3 chạy Kali Linux đối với việc xây dựng kỹ năng hack thật đáng ngạc nhiên. Chiếc máy tính nhỏ bé này rẻ, mạnh mẽ và rất linh hoạt.

Trong thực tế, Kali Linux được đóng gói với tất cả mọi thứ bạn cần để mở rộng kỹ năng ethical hacking của mình. Đây là cách bạn cài Kali Linux vào Raspberry Pi 3 của mình.

Kali Linux là gì?

Kali Linux là một bản phân phối Linux dựa trên Debian. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo thêm bài viết: Giới thiệu hệ điều hành Kali Linux.

Bạn cần những gì?

Để sử dụng Kali Linux và Raspberry Pi cho Ethical hacking, bạn cần các thiết bị sau:

  • Raspberry Pi 3 (các bản dựng cũng có sẵn cho Raspberry Pi 1, 2 và Zero)
  • MicroSD Class 10 dung lượng 8GB (hoặc lớn hơn) với bộ SD adapter đầy đủ
  • Cáp Ethernet
  • Cáp HDMI
  • Nguồn cung cấp điện microUSB 5V-2A
  • Bàn phím USB và chuột USB

Bạn cần một cáp HDMI để kết nối Raspberry Pi chạy Kali Linux của bạn với màn hình, nhằm kiểm tra xem mọi thứ có được thiết lập đúng cách không. Bàn phím USB và chuột USB rất quan trọng để tương tác với Kali Linux sau khi cài đặt. Khi bạn hoàn thành việc thiết lập và chạy, bạn có thể thiết lập kết nối từ xa để truy cập và sử dụng Kali, nhưng hiện tại, kết nối Ethernet và thiết bị ngoại vi thông thường dễ dàng nắm bắt hơn.

Các bước tiến hành

Bước 1: Cài đặt Kali Linux trên Raspberry Pi 3

Vào trang tải Kali Linux, bạn cuộn xuống dưới một chút, tìm dòng RaspberryPi Foundation và nhấp vào nó. Sau đó chọn liên kết Kali Linux Raspberry Pi 2 và 3 (bạn có thể dùng file torrent nếu bạn thích). Xác định vị trí thư mục chứa Kali Linux, mở nó, sau đó giải nén file Kali Linux vừa tải (phần mở rộng file .XZ) vào cùng một thư mục.

Tiếp theo, bạn cần phải ghi hình ảnh Kali Linux vào thẻ microSD của bạn. Để làm điều đó, bạn cần một công cụ ghi hình ảnh, chẳng hạn như Etcher (bạn sẽ tìm thấy tại etcher.io). Có rất nhiều công cụ để tạo các ổ đĩa có khả năng khởi động, nhưng trong trường hợp này, bạn nên sử dụng Rufus. Truy cập trang rufus.akeo.ie, sau đó tải xuống và cài đặt tiện ích ghi hình ảnh này.

Lắp thẻ microSD vào hệ thống của bạn. Mở Rufus. Chọn ký tự ổ đĩa của thẻ microSD trong Device. Duyệt đến vị trí của ảnh Kali Linux bằng cách sử dụng nút SELECT. Hãy chọn Quick Format, sau đó nhấn Start và đợi dữ liệu được ghi.

Sau khi hoàn tất, hãy tháo thẻ microSD và lấy Raspberry Pi 3 của bạn, rồi chuyển sang bước tiếp theo!

Bước 2: Khởi động vào Kali Linux trên Raspberry Pi 3

Lắp thẻ microSD vào Raspberry Pi 3. Lắp cáp HDMI và cáp Ethernet, cũng như bàn phím USB và chuột USB. Cuối cùng, lắp cáp microUSB để cấp nguồn cho Raspberry Pi 3.

Quá trình khởi động không mất quá nhiều thời gian, nhưng màn hình có thể nhấp nháy và bị trống ở các điểm. Tên đăng nhập mặc định là root và mật khẩu là toor.

Cập nhật Kali Linux

Trước khi đi sâu vào các chương trình bảo mật bạn có, bạn nên kiểm tra mọi cập nhật. Hệ điều hành sẽ tự động kết nối với Internet bằng cáp Ethernet.

Nhấp chuột phải vào desktop và chọn Open a new terminal, sau đó nhập các lệnh sau:

apt-get update
apt-get upgrade
apt-get dist-upgrade

Các lệnh này sẽ cập nhật trình cài đặt Kali. Quá trình cập nhật và nâng cấp mất một vài phút để hoàn thành. Điều này vô cùng quan trọng. Nếu bạn muốn thiết lập kết nối từ xa với Kali Raspberry Pi của bạn, hãy chuyển sang phần tiếp theo của hướng dẫn.

Cập nhật Kali Linux

Bước 3: Cài đặt OpenSSH cho kết nối từ xa

Bạn không muốn cắm Raspberry Pi chạy Kali Linux vào màn hình mỗi khi bạn muốn sử dụng nó. Nhưng rất tiếc điều đó không hoàn toàn thực tế.

Thay vào đó, bạn có thể cài đặt OpenSSH để cho phép chúng kết nối và chạy các lệnh trên thiết bị từ xa. Bạn có thể hoàn thành bước này trong hướng dẫn, khi Raspberry Pi được kết nối với màn hình của bạn (để bạn có thể xem mình đang làm gì).

Nhập các lệnh sau trong terminal để cài đặt máy chủ OpenSSH:

apt-get install openssh-server
update-rc.d -f ssh remove
update-rc.d -f ssh defaults

Tiếp theo, bạn cần phải loại bỏ các khóa mã hóa mặc định. Vì chúng là khóa mặc định, chúng đại diện cho lỗ hổng dễ loại bỏ. Các lệnh sau tạo một thư mục mới để đưa các khóa cũ vào, trong khi tạo một tập hợp các khóa SSH mới trong tiến trình.

cd /etc/ssh/
mkdir oldkeys
mv ssh_host* oldkeys
dpkg-reconfigure openssh-server

Bây giờ bạn cần cấu hình thông tin đăng nhập SSH. Chỉnh sửa file cấu hình OpenSSH trong nano:

nano /etc/ssh/sshd_config

Bạn hãy tìm dòng:

PermitRootLogin without-password

Thay đổi thành:

PermitRootLogin yes

Điều hướng file dữ liệu cấu hình bằng cách sử dụng các phím mũi tên hoặc chuột của bạn. Nhấn Ctrl + O để lưu bất kỳ thay đổi nào và Ctrl + X để quay lại cửa sổ terminal. Nếu cài đặt đã được đặt thành “Yes”, đừng thay đổi bất cứ điều gì.

Bây giờ bạn có thể kiểm tra xem OpenSSH có đang hoạt động hay không bằng cách sử dụng lệnh sau đây:

sudo service ssh restart
update-rc.d -f ssh enable 2 3 4 5

Nếu OpenSSH không hoạt động, hãy khởi động nó bằng lệnh sau:

sudo service ssh start

Bây giờ, hãy kiểm tra cấu hình Internet của Kali Linux Raspberry Pi 3 bằng cách nhập lệnh sau:

ifconfig

Ghi lại địa chỉ IP của Raspberry Pi 3 vì bạn sẽ cần đến nó ngay bây giờ. Nếu lệnh ifconfig không hiển thị Raspberry Pi của bạn, hãy chạy lệnh sau đây để đảm bảo rằng các dịch vụ mạng được thiết lập và chạy:

sudo apt-get install net-tools

Sau đó chạy lệnh ifconfig và sao chép địa chỉ IP của Raspberry Pi.

Bước 4: Thêm Message of the day tùy chỉnh của bạn

Khi bạn đăng nhập vào Raspberry Pi 3 chạy Kali Linux bằng OpenSSH, bạn sẽ gặp một biểu ngữ “Message of the day” (MOTD). Bạn có thể chỉnh sửa nó để hiển thị một thông điệp được cá nhân hóa.

Bạn có thể viết một thông điệp chào mừng rất cơ bản hoặc minh họa thông tin đăng nhập của hacker bằng hình ảnh Ascii, thông qua bước chỉnh sửa này. Hãy sáng tạo tùy theo ý thích của bạn!

Khi bạn hoàn tất, hãy sử dụng lệnh sau để vào màn hình tùy chỉnh MOTD:

nano /etc/motd

Sao chép và dán thông điệp của bạn, sau đó lưu và thoát bằng cách nhấn Ctrl + O, sau đó nhấn Ctrl + X.

Bước 5: Kiểm tra đăng nhập SSH của bạn

Cuối cùng, bạn cần kiểm tra xem đăng nhập SSH của bạn có đang hoạt động hay không. Để làm điều này, bạn cần một SSH Client. Microsoft đã thêm hỗ trợ OpenSSH vào Windows 10 trong bản cập nhật Windows 10 April 2018, có nghĩa là bạn không còn cần một máy khách SSH của bên thứ ba để kết nối với một máy chủ SSH nữa.

Nhấn phím Windows + I, sau đó đi đến Apps > Manage optional features. Cuộn xuống danh sách này và chọn OpenSSH Client. Nếu nó không có ở đó, hãy cuộn lên và chọn Add a feature, định vị OpenSSH Client và sau đó bấm Install. Quá trình cài đặt chỉ mất một chút thời gian.

Kiểm tra đăng nhập SSH

Tiếp theo, nhấn phím Windows + X, sau đó chọn Command Prompt (Admin) từ menu nguồn. OpenSSH client đã hoạt động, vì vậy hãy gõ lệnh sau và thêm địa chỉ IP được sao chép từ Raspberry Pi vào:

ssh root@[địa chỉ IP của bạn]

Nhấn Enter, sau đó nhập mật khẩu của bạn (vẫn là toor trừ khi bạn thay đổi nó). MOTD của bạn sẽ chào đón bạn vào Kaspberry Linux Raspberry Pi!

Bắt đầu với Ethical Hacking

Bây giờ bạn đã bắt đầu và chạy với Kali Linux Raspberry Pi 3 của mình, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu thêm về Ethical Hacking bằng cách sử dụng vô số các công cụ có sẵn trong hệ điều hành.

Chỉ cần nhớ rằng bạn chỉ nên thực hành hack trên mạng gia đình, trên các thiết bị mà bạn sở hữu và có thể đột nhập vào một cách hợp pháp. Nếu không, bạn có thể trở thành một hacker vi phạm pháp luật đấy.

Xem thêm:

Thứ Năm, 02/08/2018 15:50
52 👨 1.828
0 Bình luận
Sắp xếp theo