Tiểu hành tinh rộng hơn 4 km sắp sượt qua Trái Đất với khoảng cách gần nhất từng đạt tới

Ngày 1/9 tới đây, một tiểu hành tinh khổng lồ mang tên Florence có đường kính ước tính 4,3 km sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng cách gần nhất.

Tiểu hành tinh này sẽ bay qua và cách Trái Đất 7 triệu km, gấp 18 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng, đây là khoảng cách gần Trái Đất nhất mà một tiểu hành tinh lớn như vậy từng đạt tới kể từ khi NASA bắt đầu chương trình theo dõi tiểu hành tinh gần Trái Đất từ khoảng 20 năm trước. Thông qua quan sát radar trên mặt đất, các nhà khoa học sẽ có cơ hội hiếm hoi để nghiên cứu kỹ Florence.


Đường bay của tiểu hành tinh Florence. Video: NASA.

Theo Paul Chodas, quản lý Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất (CNEOS) tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA, trước đây có nhiều hành tinh có kích thước nhỏ từng bay qua Trái Đất ở khoảng cách gần hơn nhưng Florence là tiểu hành tinh lớn nhất bay qua hành tinh của chúng ta ở khoảng cách gần như thế.

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên quan sát được Florence vào năm 1981 và sự kiện bay qua đầu tháng 9 tới đây là lần bay sát Trái Đất nhất của tiểu hành tinh này từ năm 1890. Theo tính toán của các nhà khoa học thì tới năm 2500, nó mới tiến sát đến gần Trái Đất như vậy một lần nữa.

Theo NASA, vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 này, tiểu hành tinh sẽ bay qua các chòm sao Piscis Austrinus, Capricornus, Aquarius và Delphinus. Khi đó, độ sáng của nó tăng lên và các nhà thiên văn có thể quan sát rõ Florence qua kính viễn vọng nhỏ.

Các nhà khoa học NASA sẽ sử dụng radar trên mặt đất bao gồm Radar hệ Mặt Trời Goldstone ở California và Đài thiên văn Arecibo của Hiệp hội khoa học quốc gia ở Puerto Rico để có thể xác định kích thước chính xác của tiểu hành tinh này thậm chí nhìn rõ những chi tiết trên bề mặt có bề rộng ít nhất 10 mét của Florence.

Thứ Ba, 29/08/2017 08:44
41 👨 262
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ