Thành phố cổ bị chôn vùi dưới đáy biển 1.700 năm do sóng thần

Mới đây, các nhà khoa học tại Viện Di sản Quốc gia Tunisia và đại học Sassari của Ý mới phát hiện được tàn tích của thành La Mã cổ đại, từng được biết đến với cái tên Neapolis trải rộng trên khoảng 20 ha dưới đáy biển. Cách đây khoảng 1.700 năm, một cơn sóng thần ập đến nhấn chìm toàn bộ thành phố cổ này và khiến nó rơi vào quên lãng.

Cuộc tìm kiếm thành Neapolis được thực hiện từ năm 2010 nhưng gần đây nhờ một phần nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện đột phá. Họ tìm ra rất nhiều tuyến phố, lăng mộ và hàng trăm bể chứa dùng để sản xuất “garum” – một loại nước mắm lên men, một gia vị phổ biến ở La Mã và Hy Lạp. Trong thời kỳ đó, loại nước mắm này là một phần không thể thiếu của nền kinh tế thành Neapolis.

Tàn tích của thành La Mã cổ đại, từng được biết đến với cái tên Neapolis

Phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận, Neapolis là trung tâm sản xuất nước mắm “garum” lớn nhất trong lịch sử của người La Mã cổ đại.

Theo ghi chép của nhà sử học người La Mã, Ammien Marcellin (330 – 400 trước công nguyên, thành Neapolis đã bị nhấn chìm bởi một cơn sóng thần vào ngày 21/7 năm 365 sau Công nguyên. Một trận động đất đã gây ra trận sóng thần này và nó cũng khiến thành phố Alexandria, Ai Cập và đảo Crete, Hy Lạp thời kỳ đó bị thiệt hại nặng nề.

Thành Neapolis đã bị nhấn chìm bởi một cơn sóng thần vào ngày 21/7 năm 365 sau Công nguyên

Mặc dù thời kỳ đó chưa có các dụng cụ đo lường khoa học nhưng theo các nhà sử học trận động đất đã xảy ra hai đợt, với mức độ rung động lớn nhất lên đến 8.0 độ richter. Đây là một trận động đất cực mạnh, nó chính là nguyên nhân khiến hòn đảo Crete, Hy Lạp bị đẩy lên cao tới 10m.

Thành Neapoli được thành lập vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, và theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “thành phố mới”. Trải qua các cuộc chiến tranh, Neapolish trở thành một trung tâm lịch sử quan trọng của khu vực Bắc Phi.

Thứ Năm, 07/09/2017 10:02
31 👨 423
0 Bình luận
Sắp xếp theo