Tăng acid uric máu là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Thông qua chỉ số acid uric, các bác sĩ có thể phần nào đánh giá được tình trang sức khỏe hiện tại của bạn. Vậy tăng acid uric máu là bệnh gì? Bài viết của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị tăng acid uric máu.

Tăng acid uric máu là bệnh gì?

Acid uric là gì?

Acid uric (hoặc axit uric) là hợp chất dị vòng có công thức hóa học là C5H4N4O3. Trong cơ thể, acid uric tạo ra từ quá trình thoái hóa các nhân purin, sau đó hòa tan vào trong máu để đưa đến thận rồi bị thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Dựa vào chỉ số acid uric trong máu, các bác sĩ có thể biết được bệnh nhân có bị gút hay không, nếu có mắc thì đang ở giai đoạn nào và mức độ nguy hiểm ra sao.

Acid uric bao nhiêu là cao?

  • < 6 mg/ dl: Chỉ số acid uric trong máu đang ở mức tốt, tránh được nguy cơ bị gout.
  • Từ 6 - 7 mg/ dl: Chỉ số acid uric ở mức cảnh báo. Những người có chỉ số acid uric máu trong khoảng này có thể gặp triệu chứng tê, ngứa, đỏ da hoặc một số dấu hiệu của bệnh gút.
  • > 7 mg/ dl: Chỉ số acid uric ở mức báo động, tinh thể urat hình thành ngày càng nhiều, lắng đọng quanh khớp và hình thành các cục tophi. Trong trường hợp này, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, diễn biến bệnh sẽ ngày càng xấu đi, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Acid uric cao là bệnh gì?

Tăng acid uric hoặc acid uric cao có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:

  • Bệnh gout: Chỉ số acid uric cao kèm theo sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị gút. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào tình trạng acid uric trong máu thôi thì chưa thể khẳng định được người bệnh có bị gout hay không. Nói cách khác, không phải bất kỳ ai tăng acid uric máu cũng đều mắc bệnh gút.
  • Bệnh thận: Thận có chức năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp chức năng thận suy yếu do mắc một số bệnh lý sẽ làm suy giảm khả năng đào thải acid uric, khiến chỉ số acid uric trong máu tăng cao.
  • Bệnh tiểu đường, béo phì, huyết áp cao,

tăng acid uric là bệnh gì

Acid uric cao có thể là dấu hiệu của bệnh gout

Nguyên nhân tăng acid uric máu

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tăng acid uric trong máu, chẳng hạn như:

  • Suy giảm khả năng bài xuất axit uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân, nhất là khi ăn nhiều thực phẩm giàu nhân purin, nghiên rượu. Nguyên nhân này gây ra khoảng 90% các trường hợp tăng acid uric.
  • Tăng acid uric bẩm sinh (nguyên phát): Loại này chỉ chiếm dưới 1%, do các bất thường về enzyme như thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzyme HGPRT hoặc do tăng hoạt tính của PRPP.
  • Tăng acid uric thứ phát: Chiếm gần 10%, do người bệnh sử dụng nhiều thực phẩm có nhân purine (ví dụ như thịt đỏ), uống nhiều bia rượu; do tăng hủy tế bào (gặp trong bệnh đa u tủy xương, bệnh bạch cầu, thiếu máu tan máu, dùng hóa chất điều trị ung thư, vẩy nến); giảm bài tiết acid uric ở thận (do nghiện rượu, tăng huyết áp, suy thận mãn tính, nhiễm toan ceton, nhiễm toan lactic, sử dụng một số loại thuốc như aspirin liều thấp, phenylbutazone liều thấp, thuốc lợi tiểu,…).

nguyên nhân tăng acid uric trong máu

Ăn nhiều thực phẩm giàu purine làm tăng axit uric trong máu

Chẩn đoán và điều trị tăng acid uric máu

Chẩn đoán tăng acid uric trong máu

Người bệnh sẽ tiến hành các xét nghiệm máu, nước tiểu để đo nồng độ creatine, xác định chức năng thận và nồng độ axit uric trong cơ thể. Nếu thấy nông độ axit uric trong máu cao, các bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu 24 giờ. Xét nghiệm nước tiểu sẽ được lặp lại sau khi người bệnh thực hiện chế độ ăn hạn chế purine nhằm xác định xem tình trạng acid uric là do:

  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purine
  • Cơ thể đang sản xuất quá nhiều axit uric
  • Cơ thể không thải ra hết axit uric

Nếu thấy người bệnh đang có các triệu chứng của bệnh gút, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm dịch tích tụ trong khớp để xem có tinh thể axit uric không.

chẩn đoán tăng acid uric máu

Chẩn đoán tăng acid uric máu thông quá xét nghiệm máu và nước tiểu

Cách điều trị giảm axit uric

Theo các chuyên gia y tế, cách điều trị để giảm acid uric còn phụ thuộc vào nguyên nhân làm tăng acid uric.

  • Trong trường hợp tăng acid uric nhưng người bệnh không gặp triệu chứng gì thì không cần điều trị bằng vì lợi ích không nhiều mà người bệnh phải bỏ ra nhiều chi phí và có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng do tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh chỉ số acid uric trong máu tiếp tục tăng cao.
  • Với những trường hợp thường xuyên tăng acid uric trên 10 mg/ dl đồng thời kháng các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc có tiền sử bị gout, sỏi thận, có dấu hiệu tổn thương thận thì cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm acid uric, xây dựng thực đơn lành mạnh,…
  • Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi chỉ số acid uric trong máu để sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn.

điều trị giảm acid uric máu

Điều trị tăng acid uric tùy thuộc vào từng nguyên nhân

Không chỉ gout, tăng acid uric máu có thể là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn. Liên hệ với META.vn để được tư vấn nếu bạn có nhu cầu mua máy đo chỉ số acid uric trong máu chất lượng, giá rẻ.

>>> Tham khảo thêm:

Thứ Ba, 03/03/2020 08:50
3,52 👨 443
0 Bình luận
Sắp xếp theo