Tại sao tĩnh mạch của con người có màu xanh trong khi máu có màu đỏ?

Chúng ta đều biết máu của con người có màu đỏ nhưng tĩnh mạch nằm dưới bề mặt da lại có màu xanh. Đó là do sự phản chiếu ánh sáng của da, lượng oxy trong máu và các yếu tố khác.

Tĩnh mạch của con người có màu xanh

Máu người luôn có màu đỏ do chứa sắt, sắt hòa lẫn với oxy trong phổi khiến cho máu chuyển thành màu đỏ. Do vậy, máu trong cơ thể có màu đỏ tười hay đỏ thậm tuỳ vào lượng oxy trong máu. Bản thân tĩnh mạch cũng không có màu xanh, chúng chỉ có màu xanh khi được nhìn xuyên qua da và bị 4 yếu tố sau đây chi phối.

Yếu tố đầu tiên là sự tương tác của ánh sáng với da ở nhiều bước sóng, tương đương với những màu sắc khác nhau. Da con người luôn hấp thụ ánh sáng và phát xạ ngược trở lại môi trường với tần suất hàng nghìn lần trong chớp mắt.

Các nhà khoa học phát hiện ra da con người phát xạ nhiều ánh sáng màu xanh hơn là màu đỏ cho nên chúng ta thường thấy tĩnh mạch có màu xanh.

Màu sắc tĩnh mạch bị nhiều yếu tố chi phối

Ngoài ra, lượng oxy được vận chuyển bằng hồng cầu trong máu ảnh hưởng tới màu và khả năng hấp thụ ánh sáng của máu. Một hồng cầu có thể vận chuyển được tối đa 4 phân tử oxy. Trong quá trình vận chuyển đó, do tác động của xung quanh như nhiệt độ cao, môi trường axit, một hoặc nhiều phân tử oxy sẽ rời khỏi hồng cầu khiến cho máu có màu thẫm và dễ nhìn thành màu xanh hơn.

Đường kính và vị trí của tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chúng ta thấy chúng có màu xanh. Nếu tĩnh mạch nằm ngay dưới da, chúng sẽ có sắc đỏ, nhưng càng xuống sâu, chúng sẽ dần pha màu xanh. Thực tế là đại đa số tĩnh mạch của con người nằm sâu hơn nửa milimet dưới da.

Yếu tố cuối cùng là não bộ. Sự tương phản của màu da xung quanh khiến não bộ bị "đánh lừa" và có xu hướng làm cho tĩnh mạch có màu xanh. Ví dụ khi đặt màu tím bên cạnh màu đỏ, não của bạn sẽ chuyển màu tím thành màu tính ánh xanh, chứ không còn là màu tím nữa.

Thứ Ba, 30/05/2017 17:09
2,86 👨 4.811
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Video Khoa học