Tại sao SpaceX lại gửi siêu vi khuẩn chết người lên Trạm vũ trụ Quốc tế?

Hôm nay, ngày 14 tháng 2, một tên lửa Falcon 9 của SapceX sẽ được phóng lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) mang theo vài hộp thí nghiệm chứa siêu vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin) - một loại vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm. MRSA liên tục đột biến và gây ra nhiều cái chết hơn cả bệnh HIV/AIDS và Parkinson cộng lại. Riêng tại Mỹ, siêu vi khuẩn MRSA đã giết chết 20.000 người mỗi năm.

Vậy, các nhà khoa học mang loại vi khuẩn chết người này ra ngoài không gian với mục đích gì?

Tên lửa Falcon 9 của SapceX
Tên lửa Falcon 9 của SapceX.

Với các thí nghiệm về vi khuẩn trước đây trên ISS, các nhà khoa học đã biết rằng môi trường không trọng lực sẽ khiến vi khuẩn đột biến tương tự trên Trái Đất nhưng với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Do bức xạ không gian có thể thay đổi hoạt động của một vài gen nhất định, đồng thời một số loại protein chuyển hóa sẽ làm việc tích cực hơn khi ở ngoài vũ trụ.

Năm 1999, sau khi có một chuyến đi ra ngoài Trái Đất, một chủng E. coli có tần số đột biến cao hơn.

Năm 2000, tỷ lệ đột biến của một gen bên trong vi khuẩn tăng lên gấp 3 lần so với Trái Đất sau hơn 40 ngày trên Trạm vũ trụ Hòa Bình của Nga.

Bên cạnh đó, không gian và môi trường không trọng lực còn ảnh hưởng đến con người và cách hệ miễn dịch của chúng ta làm việc.

MRSA là một loại siêu vi khuẩn chết ngườiMRSA là một loại siêu vi khuẩn cực nguy hiểm đối với con người.

Trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh, chúng ta luôn chậm chân hơn so với chúng. Chính vì vậy, các nhà khoa học hy vọng việc đưa MRSA lên ISS sẽ khiến vi khuẩn đột biến nhanh hơn, giúp họ có thể dự đoán các mô hình đột biến của chúng ở Trái Đất để chống lại kháng sinh của con người. Từ đó, các nhà khoa học có thể chuẩn đoán kịp chủng vi khuẩn và gen gây bệnh để tiêu diệt chúng ngay từ liều điều trị kháng sinh đầu tiên.

Vi khuẩn được cho là sẽ đột biến nhanh hơn khi ở trong môi trường không trọng lựcTheo các nhà khoa học, vi khuẩn sẽ đột biến nhanh hơn khi ở trong môi trường không trọng lực.

Ngoài ra, thử nghiệm này cũng giúp các nhà khoa học và công ty dược phẩm có một tham khảo quý giá trong việc phát triển các loại thuốc mới trong tương lai.

Hiện nay trên thế giới, kháng kháng sinh đang diễn ra ngày càng phức tạp. Mỗi năm kháng kháng sinh giết chết 700.000 người trên toàn thế giới.

Thứ Ba, 14/02/2017 09:57
11 👨 549
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học