10 sự thật kỳ lạ và thú vị về vũ trụ, có thể bạn chưa từng nghe qua

Dưới đây là 10 sự thật thú vị về vũ trụ mà con người đã quan sát, suy luận và đúc kết được sau hàng ngàn năm nghiên cứu thiên văn.

1. Sao neutron có thể quay với tốc độ 600 vòng/giây. Sao neutron được sinh ra trong vụ nổ sao siêu tân tinh và là một dạng trong vài khả năng kết thúc của quá trình tiến hoá sao.

Do chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn hướng tâm, những ngôi sao có khối lượng lớn này đã tự sụp đổ vào lõi của mình, sau đó quay tròn cực kỳ nhanh. Sau khi được sinh ra, những ngôi sao neutron thường quay tối đa 60 vòng mỗi giây nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt, tốc độ này có thể tăng lên tới hơn 600 vòng/giây.

Sao neutron

2. Trái ngược với Trái Đất, trong không gian chân không của vũ trụ không hề có không khí nên sóng âm không thể lan truyền. Chính vì vậy, ở ngoài không gian luôn có một sự im ắng kỳ lạ đến đáng sợ.

Không gian vũ trụ hoàn toàn tĩnh lặng

3. Chính xác bao nhiêu ngôi sao trong vũ trụ? Đây là câu hỏi không có câu trả lời. Theo NASA, số lượng ngôi sao trong vũ trụ này nhiều vô kể, đến nỗi không thể đếm được.

Số lượng sao trong vũ trụ là một con số không đếm được

4. Dấu chân mà các phi hành gia để lại trên Mặt Trăng trong sứ mệnh Apollo có lẽ sẽ tồn tại ít nhất 100 triệu năm nữa. Nguyên nhân là do trong vũ trụ không có bầu khí quyển, không có gió hay nước để cuốn trôi hay xóa mờ chúng.

Dấu chân mà các phi hành gia để lại trên Mặt Trăng

Có lẽ sự lắng đọng của bụi vũ trụ bị hút lên bề mặt Mặt Trăng sẽ xóa mờ các dấu vết này nhưng quá trình này sẽ diễn ra rất rất chậm.

5. Mặt Trời chiếm tới 99% khối lượng của toàn bộ Hệ Mặt Trời, đây là lý do khiến ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời này thống trị tất cả các hành tinh, hút chúng quay quanh mình.

Mặt Trời chiếm tới 99% khối lượng của Hệ Mặt Trời

6. Mỗi giờ, Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất tổng năng lượng nhiều hơn tổng năng lượng cả hành tinh sử dụng trong cả năm.

Mỗi giờ, Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất tổng năng lượng nhiều hơn tổng năng lượng cả hành tinh sử dụng trong cả năm

7. Trong không gian, nếu hai mảnh kim loại cùng nguyên tố chạm vào nhau thì chúng sẽ tự liên kết và dính chặt lấy nhau mãi mãi.

Trong không gian, nếu hai mảnh kim loại cùng nguyên tố chạm vào nhau thì chúng sẽ tự liên kết và dính chặt lấy nhau mãi mãi

Nguyên nhân là do các nguyên tử ở hai rìa của hai mảnh kim loại nguyên chất không xác định được nơi chúng thuộc về nên tự động liên kết với các nguyên tử bên cạnh, thuộc về mảnh kim loại bên cạnh và gắn chặt vào với nhau. Hiệu ứng này được gọi là hàn lạnh.

Khí quyển Trái Đất luôn có các phân tử nước và không khí ngăn cách giữa hai mảnh kim loại nên không bao giờ xảy ra phản ứng hàn lạnh.

8. Ceres - tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta là một mảnh đá không gian khổng lồ có đường kính khoảng 950km. Bề mặt của Ceres có diện tích xấp xỉ diện tích của Ấn Độ hoặc Argentina.

Trong không gian, nếu hai mảnh kim loại cùng nguyên tố chạm vào nhau thì chúng sẽ tự liên kết và dính chặt lấy nhau mãi mãi

9. Iapetus, một trong những Mặt trăng của Sao Thổ có hai tông màu riêng biệt, với một bên tối hơn nhiều so với mặt kia. Iapetus là Mặt trăng duy nhất trong Hệ Mặt Trời có đặc điểm này.

Iapetus, một trong những Mặt trăng của Sao Thổ có hai tông màu riêng biệt

10. Vị trí của Sao Bắc Đẩu sẽ thay đổi trong khoảng 13.000 năm tới. Khi đó, Sao Bắc Đẩu không còn là Sao Bắc Đẩu nữa. Bởi trục Trái Đất sẽ dần bị nghiêng đi để vẽ ra một hình nón, giống với con quay khi sắp đổ, chuyển động này gọi là "tuế sai".

Khi điều này xảy ra, vị trí thiên kiến của Sao Bắc Đẩu nhìn từ Trái Đất sẽ lệch đi, không còn đứng yên một chỗ trên bầu trời đêm ở bán cầu Bắc nữa. Khi đó, chúng ta sẽ có một Sao Bắc Đẩu mới.

Thứ Sáu, 05/06/2020 16:52
52 👨 2.758
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ