Những sự thật gây sốc về loài sư tử mà bạn không ngờ tới

Với sức mạnh, sự nhanh nhẹn và sự khát máu của mình, sư tử được mệnh danh là Chúa sơn lâm. Chúng ta thường thấy sư tử trong các chương trình động vật chiếu trên tivi nhưng có những sự thật về loài chúa tể rừng xanh này mà không phải ai cũng biết.

Sư tử là giống mèo lớn thứ hai trên Trái đấ

Sư tử là giống mèo lớn thứ hai trên Trái đất, sau hổ. Con sư tử dài nhất từng được ghi nhận dài 3,6m, tính từ đầu đến đuôi. Con sư tử nặng nhất có trọng lượng gần 375kg, có tên là Simba ở vườn thú Colchester, Anh.

Sư tử cái có kích thước nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn nên giữ vai trò đi săn trong đàn. 85-90% việc săn mồi là do sư tử cái đảm nhiệm. Con đực có trách nhiệm bảo vệ bầy đàn và lãnh thổ. Sư tử đực thường được ăn trước.

Sư tử đực có bờm, sư tử cái thì không.

Sử tử đực có bờm, sư tử cái thì không

Sư tử có thể không cần uống nước trong 4 ngày nhưng chúng cần phải ăn hàng ngày. Một con sư tử trưởng thành mỗi ngày tiêu thụ khoảng 5kg thịt mỗi ngày với con cái, trong khi con đực cần khoảng 7kg hoặc hơn.

Con mồi của loài sư tử là lợn rừng, lợn lòi, trâu, linh dương châu Phi, hươu nai, linh dương Gazen và ngựa vằn. Những con mồi này thường bị chết do sự bóp nghẹt chứ không phải do hàm răng sắc nhọn của sư tử.

Sư tử giao phối hai năm một lần, thời gian mang thai của sư tử cái là 4 tháng. Mỗi lứa, sư tử cái thường sinh 2-3 con. Những con sư tử cái trong một bầy có xu hướng sinh con cùng thời điểm và nuôi nấng con cùng nhau.

Nhiệm vụ của sư tử đực là bảo vệ đàn con của cả bầy khỏi nguy hiểm chứ không trực tiếp tham gia vào việc nuôi con.

Sư tử được mệnh danh là Chúa sơn lâm nhưng chúng không thực sự sống trong rừng rậm. Đồng cỏ và đồng bằng Châu Phi mới là môi trường sống chính của sư tử.

Sư tử là loài có "tính xã hội" cao, chúng sống theo bầy đầy lớn với quy mô từ 15-40 con. Trong một đàn sẽ có nhiều con đực trưởng thành, sư tử cái và các con của chúng.

Trong một đàn sẽ có nhiều con đực trưởng thành, sư tử cái và các con của chúng

Tiếng gầm của sư tử có thể vang xa tới 8km, có thể làm khiếp vía bất cứ loài vật nào.

Tầm nhìn của sư tử nhạy cảm với ánh sáng gấp sáu lần so với con người. Điều này giúp chúng có lợi thế đáng kể khi săn mồi vào ban đêm.

Móng vuốt của sư tử có thể dễ dàng thu gọn, duỗi ra giúp chúng có thể kiểm soát thời điểm cần giết con mồi.

Sư tử có khả năng đạt tốc độ lên đến 80 km/h trong thời gian rất ngắn. Ngoài ra, loài động vật này còn có khả năng nhảy xa tới hơn 10m.

Có thể dựa vào màu tối của chiếc bờm để đoán tuổi của sư tử đực. Bờm của sư tử đực càng tối màu thì tuổi của nó càng già.

Khi đi bộ, gót chân của sư tử không chạm đất.

Ngoài tiếng gầm, sư tử giao tiếp với nhau thông qua tiếng rên rỉ và tiếng rì rầm.

Sư tử nhận biết các thành viên trong bầy khi xảy ra tranh chấp với đối thủ bằng “mùi hương gia đình”. Bình thường sư tử dụi đầu vào nhau là để truyền bá "mùi hương gia đình" này và đó cũng là một hành động gắn kết các thành viên trong bầy.

Chủ Nhật, 22/11/2020 07:10
3,97 👨 7.255
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật