Stephen Hawking tiết lộ giải pháp ngăn chặn trí tuệ nhân tạo AI thống trị con người

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều biết được rằng tốc độ tiến hóa sinh học của con người không thể bì được với tốc độ phát triển của công nghệ, của trí tuệ thông minh nhân tạo AI. Vậy phải làm sao nếu như trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người làm việc trong tương lai?

Đề phòng trí tuệ nhân tạo AI

Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận việc Stephen Hawking sở hữu một trong những trí tuệ vĩ đại nhất ở xã hội hiện đại và đương nhiên có rất nhiều người chú ý lắng nghe những gì Hawking nói ra (thông qua hệ thống hỗ trợ phát âm). Thời gian gần đây, Stephen Hawking tập trung vào một khía cạnh cụ thể: đó là tương lai loài người.

Đề phòng trí tuệ nhân tạo AI

Stephen Hawking đã bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề có liên quan tới sự sống ngoài hành tinh đến những trí tuệ thông minh nhân tạo (artificial intelligence – AI), mà con người tự tạo ra ngay trên Trái Đất này bằng hệ thống trí tuệ nhân tạo AI. Càng về sau, Hawking càng tỏ ra thận trọng và dè chừng trí tuệ nhân tạo AI. Hawking không chống lại sự phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Thực tế, Stephen Hawking còn nói rằng trí tuệ nhân tạo AI "hoặc sẽ là điều tuyệt vời nhất, hoặc là điều tệ tại nhất xảy đến với nhân loại". Mặc dù tin vào một tương lai sáng lạng hơn của những AI mạnh mẽ với khả năng cường hóa bộ não con người như Stephen Hawking cùng nhiều người khác vẫn lo lắng cho những hiệu ứng xấu mà trí tuệ nhân tạo AI mang lại.

Stephen Hawking

Stephen Hawking cảnh báo rằng AI sẽ làm ảnh hưởng tới thị trường việc làm tầm trung của con người và cùng với CEO Tesla - Elon Musk, Hawking đã soạn thảo ra bộ quy tắc 23 điều để bảo vệ nhân loại trước AI - ban hành lệnh cấm phát triển robot AI sử dụng trong quân đội. Stephen Hawking cũng bày tỏ mối quan ngại về việc AI sẽ thống trị thế giới này hay tệ hại hơn sẽ chấm dứt sự tồn tại của con người trên Trái Đất. Stephen Hawking có trả lời với tờ báo The Times: "Cuộc chiến chống lại cuộc nổi dậy này, sự sáng tạo của 'một số hình thức chính phủ thế giới' có thể sẽ bị kiểm soát bởi công nghệ".

Hawking đã giải thích lý do của mình đưa ra về nhu cầu cần phải có một cơ quan quản lý quốc tế:

"Kể từ khi nền văn minh của nhân loại bắt đầu, sự xâm lược thuộc địa đã trở nên rất hữu ích bởi vì nó tạo ra một lợi thế sinh tồn rõ ràng. Nó đã hằn sâu vào bộ gen của loài người chúng ta bằng thuyết tiến hóa của Darwin. Tuy nhiên ở hiện tại, công nghệ đã tiên tiến tới mức tiến trình xâm lược kia có thể hủy diệt toàn bộ chúng ta bằng vũ khí hạt nhân hay chiến tranh sinh học. Chúng ta cần phải điều khiển bản năng được thừa kế từ xa xưa này bằng logic và lý lẽ".

Tầm nhìn

Để có thể đuổi kịp trí tuệ nhân tạo AI – thứ mà chính con người tạo ra, chúng ta cần phải tăng cường khả năng thích nghi của bản thân. "Việc phát triển trí tuệ nhân tạo có thể khiến giống loài con người diệt vong. Nó sẽ tự phát triển, tự tái thiết kế lại bản thân ở một mức độ cao đáng kinh ngạc. Con người, giống loài bị giới hạn bởi tốc độ tiến hóa chậm chạp của sinh học, không thể so bì với chúng được, và rồi con người sẽ bị thay thế", Hawking từng nói vào năm 2014.

Mặc dù vậy, Stephen Hawking không nghĩ rằng những thứ máy móc tiên tiến của tương lai sẽ hủy diệt con người bởi lý do liên quan tới cảm xúc nào đó. "Rủi ro thực sự của trí tuệ nhân tạo không phải xuất phát từ ác ý của chúng mà là từ chính khả năng của chúng. Một hệ thống trí tuệ nhân tạo AI cực kỳ thông minh sẽ thực hiện mục tiêu của mình một cách hoàn hảo và nếu như mục tiêu ấy không giống với chúng ta, con người sẽ gặp rắc rối lớn".

Theo Stephen Hawking cho biết, lý do trên đã chỉ ra rằng ta cần một tổ chức quản lý nào đó có khả năng thích nghi nhanh chóng và mạnh mẽ. Đó chính là những gì loài người cần để sống sót qua kỷ nguyên bùng nổ của siêu trí tuệ, của những hệ thống AI tạo nên bởi chính con người.

May mắn thay, chúng ta cũng đã có một số viện nghiên cứu chuyên giải quyết những vấn đề trên được thành lập. Những viện nghiên cứu ấy, gồm có Viện Cộng tác Trí tuệ nhân tạo hay Viện Đạo đức và Cai trị Quỹ Trí tuệ nhân tạo và đã bắt đầu phát triển, nghiên cứu những khung sườn làm việc, những hướng dẫn chi tiết về việc tạo ra một hệ thống AI an toàn, chuẩn mực. Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử (Institute of Electrical and Electronics Engineers – IEEE) cũng xuất bản "sách hướng dẫn" đầu tiên dành cho đạo đức trí tuệ nhân tạo.

Và Stephen Hawking không phải chỉ có những lo lắng về vận mệnh tương lai con người, bởi ông vẫn lạc quan cho rằng "dù mọi thứ có vẻ đen tối, nhưng tôi vẫn là một người lạc quan. Tôi nghĩ rằng loài người sẽ vùng dậy, đương đầu với những thử thách ấy".

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Ba, 23/05/2017 16:21
52 👨 1.224
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học