Stephen Hawking cảnh báo: "Loài người chỉ còn 100 năm để rời khỏi Trái Đất"

Theo nhà thiên tài vật lý và chuyên gia khoa học vũ trụ - Stephen Hawking, con người cần định cư ở một hành tinh khác trong vòng 100 năm tới để đảm bảo sự sống, nếu không muốn đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Stephen Hawking

Cuối năm ngoái, giáo sư Stephen Hawking cho rằng con người chỉ còn 1.000 năm để tìm kiếm hành tinh khác trước khi bị diệt vong ở hành tinh Trái Đất. Nhưng hiện giờ Stephen Hawking quyết định điều chỉnh con số ấy, trừ đi 900 năm, nghĩa là con người chỉ còn có 1 thế kỷ nữa để rời khỏi bởi những chuyển biến ngày càng tiêu cực của hành tinh từng một thời "xanh sạch và xinh đẹp".

Trong vòng 100 năm qua, nhân loại đã đạt được vô số phát kiến khoa học kỹ thuật. Con người đã học cách bay với sự trợ giúp của máy bay, chế tạo những cỗ máy khổng lồ, chữa được nhiều căn bệnh chết người, phát triển ra máy tính, Internet, smartphone và các nhiều thiết bị thông minh khác. Tuy nhiên, bên cạnh những điều tốt đẹp ấy, con người cũng gây ra những tổn thất vô cùng to lớn với hành tinh Trái Đất: nổ ra vào cuộc chiến với quy mô lớn, thảm họa hạt nhân,... và dần tạo nên sự biến đổi khí hậu.

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên giáo sư Stephen Hawking đưa ra những dự đoán đáng sợ về ngày tận thế. Trong những năm gần đây, Stephen Hawking liên tục cảnh báo về sự phát triển quá mức của trí thông minh nhân tạo (AI) có thể chấm dứt sự thống trị của con người. Thậm chí, có lần giáo sư Hawking còn cảnh báo việc cố gắng liên lạc với các sự sống ngoài Trái Đất cũng gây ra thảm cảnh tương tự.

Xem thêm: Stephen Hawking tiết lộ giải pháp ngăn chặn trí tuệ nhân tạo AI thống trị con người

Giáo sư Hawking

Giáo sư Hawking giải thích số ngày còn lại của con người dưới Trái Đất không còn nhiều nữa do những chuyển biến ngày càng xấu đi của biến đổi khí hậu, nguy cơ va chạm từ các thiên thạch, các dịch bệnh và sự bùng nổ dân số. Theo chuyên gia Stephen Hawking, cách duy nhất để tồn tại là phải đổi hành tinh khác, càng nhanh càng tốt.

Sẽ có rất nhiều thứ diễn ra trong vòng 100 năm tới và chắc chắn rằng sẽ có thêm nhiều thứ được phát hiện, tạo ra nhằm không ngừng đưa trình độ khoa học kỹ thuật của loài người lên những cấp độ mới. Nhưng liệu tới lúc đó con người có sẵn sàng sống ở những hành tinh khác Trái Đất hay không?

Tại buổi nói chuyện với Expedition New Earth - một phần của Tomorrow's World (BBC), nhà thiên tài vật lý và chuyên gia khoa học vũ trụ Stephen Hawking đã đưa ra thông tin về nguồn gốc của vũ trụ từ các câu chuyện thần thoại sáng tạo nguyên thủy đến tiên đoán về vũ trụ tương lai.

Giáo sư Stephen Hawking chia sẻ: "Với sự thay đổi khí hậu, cuộc tấn công của các tiểu hành tinh quá cảnh, dịch bệnh và sự gia tăng dân số, hành tinh của chúng ta hiện nay đang ngày càng bấp bênh. Và thời gian để chúng ta tìm cách tồn tại ngoài vũ trụ ngày một cạn kiệt. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì loài người chúng ta tồn tại trên Trái đất chỉ còn gói gọn trong 100 năm tới mà thôi. Chúng ta cần rời khỏi hành tinh Trái Đất để sống sót trước thảm họa đó diễn ra".

Trước đó, giáo sư Stephen Hawking cũng từng có những phát biểu tương tự về tương lai của việc du hành vũ trụ. Giáo sư Hawking và cựu học sinh Christophe Galfard của mình sẽ đi khắp thế giới để tìm ra cách con người có thể sống trong không gian bên ngoài.

Đã 14 năm kể từ khi BBC bỏ chiếu bộ phim "Tomorrow's World" trong tương lai sau 38 năm phát sóng, nhưng công ty và các nhà khoa học tham gia hứa hẹn mùa giải mới sẽ tốt hơn.

Michael Rodd, Judith Hann và William Woollard bắt đầu trình bày Tomorrow's World từ những năm đầu thập kỷ 70Michael Rodd, Judith Hann và William Woollard bắt đầu trình bày Tomorrow's World từ những năm đầu thập kỷ 70. Nguồn ảnh: BBC

Giáo sư Brian Cox, nhà thiên văn vật lý và người dẫn chương trình truyền hình, người đã giúp đỡ người phụ trách tạm thời của bộ phim, nói: "Tomorrow's World đã truyền cảm hứng cho một thế hệ - điều này chắc chắn gợi cho tôi trở lại những năm 1970, nhưng đó là một chương trình truyền hình đơn lẻ".

"Tomorrow's World thế kỷ 21 còn đại diện cho nhiều hơn nữa - nó đại diện cho các thể chế của Anh truyền cảm hứng cho các thế hệ hiện tại và tương lai, thuyết phục họ nắm bắt những cơ hội mà khoa học mang lại, để nuôi dưỡng tinh thần, sự tò mò và khoan dung".

BBC đã hợp tác với Hiệp hội Hoàng gia, Đại học Mở, Bảo tàng Khoa học London và Quỹ Wellcome Trust để "kết nối khán giả với những trí tuệ thông minh nhất và các thể chế về khoa học - công nghệ".

Tony Hall, Tổng giám đốc của BBC, nói: "Chúng tôi đã đi cùng nhau sau một tham vọng đơn giản và vô cùng táo bạo - để trang bị cho tất cả mọi người những kiến thức và sự hiểu biết cần thiết về cuộc sống và tương lai của chúng ta".

"Cho dù đó là sự gia tăng của người máy hay sự thất bại của nghiên cứu thuốc kháng sinh, đi du lịch đến sao Hỏa hay sự xuất hiện của đồ ăn 3D, khoa học đang thay đổi thế giới với một tốc độ phi thường."

Stephen Hawking sẽ điều tra khả năng tồn tại sự sống trên sao HỏaStephen Hawking sẽ điều tra khả năng tồn tại sự sống trên sao Hỏa.

Mùa giải sẽ tìm ra sáng chế tuyệt vời nhất của Anh bằng việc yêu cầu công chúng bỏ phiếu về sự đổi mới có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời của họ.

Tiến sĩ Hannah Fry, từ trường Đại học London, sẽ giới thiệu 10 điều bạn cần biết về tương lai của trên BBC Two, trong khi đó một loạt các hoạt động y khoa mới sẽ theo dõi công việc tiên phong diễn ra tại Bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham, nơi các bác sĩ phẫu thuật đang đẩy mạnh những ranh giới của khoa học y khoa.

"Toughest Job In The Universe" - một chương trình riêng biệt theo dõi 12 người, gồm cả nam giới và nữ giới khi trải qua sự lựa chọn khắt khe của nhà du hành. Cựu phi hành gia và Tư lệnh của Không gian Vũ trụ Quốc tế - Chris Hadfield sẽ dẫn dắt quá trình lựa chọn dựa trên các tiêu chí áp dụng của các cơ quan vũ trụ.

Trong hai tập phim gây tranh cãi, BBC Horizon cũng sẽ khám phá khoa học về thay đổi giới tính và liệu nó có thể chữa được một "psychopath - rối loạn nhân cách chống đối xã hội".

Angela Rippon quan sát khoa học về quá trình lão hóaAngela Rippon quan sát khoa học về quá trình lão hóa. Nguồn ảnh: BBC

Angela Rippon và tiến sĩ Chris van Tulleken sẽ quay trở lại BBC One trong loạt phim thứ hai "How To Stay Young", trong đó họ và một nhóm chuyên gia áp dụng kiến thức khoa học để giúp các tình nguyện viên làm chậm quá trình lão hóa.

Sarah Montague cũng sẽ phỏng vấn những người đứng đầu trong y tế, công nghệ, khoa học và môi trường cho "Radio 4 series The Innovators".

Theo Elon Musk, người sáng lập kiêm CEO SpaceX đã có một lộ trình riêng nhằm đối mặt với điều ấy, "điểm đến tiếp theo cho nhân loại không gì khác hơn đó chính là Sao Hỏa". Elon Musk hy vọng sẽ bắt đầu đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2025, tới năm 2033 thì chính thức định cư. Nếu kế hoạch của Musk được thực hiện thành công thì lộ trình của giáo sư Hawking sẽ được đảm bảo và con người sẽ có hy vọng tiếp tục tồn tại.

Xem thêm: "Vườn sao Hỏa - Martian Gardens" giúp các nhà khoa học tìm ra cách trồng rau củ trên sao Hỏa

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Ba, 23/05/2017 16:21
4,34 👨 2.621
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ