So sánh Zigbee và Z-Wave, 2 công nghệ không dây cho nhà thông minh

Vì sự phổ biến của các sản phẩm tự động hóa gia đình đã phát triển, nên cũng có số lượng lớn công nghệ không dây cho phép các thiết bị này “giao tiếp” với nhau. Hai trong số các công nghệ hoặc ngôn ngữ, bạn có thể sẽ gặp khi bạn thiết lập ngôi nhà thông minh của riêng mình là ZigBee và Z-Wave.

Mặc dù cả hai công nghệ đều cho phép bạn điều khiển nhiều thiết bị nhà thông minh từ xa, Zigbee và Z-Wave đều có những lợi ích và hạn chế của riêng mình. Trong bài viết này, bạn cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu về một số sản phẩm hỗ trợ cho từng giao thức.

Tìm hiểu về Zigbee

ZigBee

Tất cả các cuộc thảo luận về Zigbee nên bắt đầu và kết thúc với sự thật quan trọng rằng, khác với Z-Wave và các công nghệ tương tự, Zigbee là một công nghệ mở, có nghĩa là không ai sở hữu nó. Thay vào đó, kết nối không dây được duy trì và phát triển bởi tổ chức phi lợi nhuận Zigbee Alliance và hơn 400 tổ chức thành viên của nó.

Sao điều đó lại quan trọng? Vì tiêu chuẩn mở của Zigbee, nó gần như chắc chắn sẽ không phát triển theo một hướng cụ thể nào cả. Thay vào đó, nó sẽ tiếp tục phát triển khi nhu cầu của các tổ chức thành viên thay đổi theo thời gian. Đối với những người lo lắng về công nghệ luôn thay đổi, đây là điều đáng chú ý, và có thể mang lại cho bạn sự yên tâm.

Zigbee hoạt động như thế nào?

Zigbee sử dụng một hệ thống lưới, nơi thông tin từ một thiết bị này truyền đến một thiết bị khác, bằng cách sử dụng tín hiệu không dây. Làm như vậy, các thiết bị có thể “nói chuyện” với nhau. Khi một thiết bị mất kết nối, các tuyến thay thế vẫn còn, cho phép toàn bộ hệ thống luôn trực tuyến. Việc truyền dữ liệu bằng phương pháp này không yêu cầu các máy phát có công suất cao, điều này làm cho nó trở thành giải pháp lý tưởng cho các tình huống đòi hỏi một số lượng lớn các sản phẩm tự động.

Mặc dù ban đầu được phát triển để sử dụng với mục đích thương mại, Zigbee bây giờ là một lựa chọn vững chắc cho cả lĩnh vực dân sinh và công nghiệp.

Ưu điểm của Zigbee

  • Thiết lập dễ dàng, không yêu cầu trung tâm điều khiển hoặc bộ điều khiển.
  • Bạn có thể kiểm soát và giám sát các sản phẩm từ xa hoặc bằng thiết bị di động.
  • Có thể mở rộng, hỗ trợ tối đa 65.000 thiết bị trên một thiết lập.
  • Mã hóa AES-128, mang đến sự yên tâm hoàn toàn khi sử dụng.
  • Tốc độ 40-250 Kb/giây.

Nhược điểm của Zigbee

  • Không an toàn như các hệ thống khác (chẳng hạn như Wi-Fi).
  • Tường và các vật cản khác có thể làm giảm đáng kể sức mạnh truyền dẫn.

Khả năng tương thích với Smart Home

Trong không gian nhà thông minh, bạn sẽ tìm thấy nhiều sản phẩm tương thích với Zigbee, bao gồm đèn thông minh, công tắc/phích cắm và hệ thống giám sát. Phổ biến nhất trong số này là hệ thống chiếu sáng Philips Hue, lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2012.

Bạn đang tìm kiếm một cái gì đó hơi khác một chút ư? Hãy tham khảo sản phẩm chiếu sáng TRÅDFRI 2017 tương thích Zigbee của IKEA - sản phẩm đang ngày càng trở nên phổ biến.

Còn một hệ thống nhà thông minh tất cả trong một thì sao? Iris by Lowes (https://www.irisbylowes.com/products/#!/) cung cấp một dòng sản phẩm bảo mật và tự động hóa ngày càng phát triển cho ngôi nhà thông minh, sử dụng công nghệ Zigbee. Samsung SmartThings Hub cũng hoạt động với Zigbee.

Ngoài ra, Comcast, Honeywell, Intel, Kwikset, WeMo và Nest Learning Thermostat phổ biến cũng hỗ trợ Zigbee.

Tìm hiểu về Z-Wave

Z-Wave

Z-Wave là một giao thức truyền thông không dây được phát triển bởi Zensys vào năm 2001. 7 năm sau, Sigma Designs đã mua độc quyền công nghệ này.

Giống như Zigbee, Z-Wave bao gồm một mạng lưới sử dụng sóng vô tuyến năng lượng thấp để giao tiếp. Chủ yếu được sử dụng để kết nối thiết bị thắp sáng tự động, tiện ích sưởi, công cụ bảo mật và các thiết bị thông minh khác.

Không giống như Zigbee, Z-Wave không phải là hệ thống mở và do đó, nó chỉ dành cho khách hàng của Zensys và Sigma Designs. Mặc dù điều này ban đầu có vẻ như là một hạn chế, nhưng nó thực sự là một trong những thế mạnh lớn nhất của giao thức này. Một trong những lợi thế quan trọng nhất của một hệ thống khép kín là an toàn. Mỗi mạng Z-Wave và các sản phẩm của mạng đều có ID duy nhất được sử dụng để liên lạc với trung tâm của bạn, và ID này bổ sung thêm một mức độ an toàn khác vượt qua mức mã hóa AES-128.

Ưu điểm của Z-Wave

  • Quá trình giao tiếp tin cậy và an toàn
  • Cài đặt đơn giản
  • Tiêu thụ ít điện năng
  • Có thể điều khiển từ xa hoặc cục bộ

Nhược điểm của Z-Wave

  • Nó chỉ hỗ trợ 232 nút, ít hơn đáng kể so với 65.000 nút được hỗ trợ bởi chuẩn Zigbee
  • Tương đối chậm, chỉ hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên tới 100 Kb/giây

Bởi vì đó là một hệ thống khép kín, có một rủi ro là Z-Wave có thể sẽ đột nhiên bị loại ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, điều này có lẽ sẽ không xảy ra, vì Z-Wave Alliance bao gồm 450 thành viên và 1.700 sản phẩm được chứng nhận. Nói cách khác, Z-Wave sẽ còn tồn tại lâu dài.

Khả năng tương thích với Smart Home

Có rất nhiều sản phẩm nhà thông minh có khả năng tương thích Z-Wave, bao gồm đèn, cảm biến, ổ khóa thông minh, bộ điều nhiệt và hơn thế nữa.

Đối với các sản phẩm bảo mật, bạn không thể gây ra lỗi với ổ khóa thông minh Schlage hoặc hệ thống không dây tất cả trong một của Piper. Thiết bị báo khói First Alert 2-in-1 và thiết bị báo động Carbon Monoxide phổ biến cũng đáng xem xét. Bộ điều nhiệt tương thích với Z-Wave bao gồm các bộ điều nhiệt từ GoControl và Honeywell, và rất nhiều thiết bị khác.

Cái nào tốt hơn?

Zigbee và Z-Wave đều là hai sản phẩm tốt, với những ưu và nhược điểm riêng của chúng. Z-Wave thường bị chỉ trích vì là một hệ thống khép kín. Tuy nhiên, một trong những ưu điểm của điều này là sự kiểm soát mà nó mang lại cho chủ nhà. Z-Wave Alliance đảm bảo rằng mọi thiết bị Z-Wave đều tuân thủ một bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Ngược lại, dù là mã nguồn mở, nhưng Zigbee đôi khi bị lỗi vì thiếu khả năng tương tác.

Smart Cave giải thích như sau:

“Một sản phẩm có thể được chứng nhận phần cứng nhưng phần mềm của nó thì không. Kết quả là các sản phẩm đang phát tín hiệu ZigBee nhưng không sử dụng phần mềm ZigBee thích hợp. Các sản phẩm như thế này có thể được dán nhãn "ZigBee-ready". Khách hàng có thể mua sản phẩm và mong muốn nó hoạt động với tất cả các sản phẩm ZigBee khác, nhưng điều đó sẽ không thực hiện được".

Từ góc nhìn của người dùng, hầu hết mọi người sẽ hài lòng với các sản phẩm từ một trong hai công nghệ này. May mắn thay, ngày càng nhiều thiết bị nhà thông minh có khả năng tương thích với không chỉ một tiêu chuẩn, do đó bạn không nhất thiết phải lựa chọn 1 trong 2 công nghệ này. Ví dụ, Samsung SmartThings hub có thể sử dụng cả hai giao thức.

Ngoài ra, nhờ IFTTT.com, ngay cả các sản phẩm chiếu sáng thông minh sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau cũng có thể hoạt động cùng nhau. Nói cách khác, ngay cả khi chúng không tương thích, các giải pháp chiếu sáng thông minh của bạn cũng có thể được gắn với nhau, bằng cách sử dụng dịch vụ dựa trên web và ứng dụng miễn phí này.

Ngành công nghiệp nhà thông minh sẽ tiếp tục thay đổi trong vài năm tới và sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Điều gần như chắc chắn sẽ không thay đổi là sự phụ thuộc của ngành này vào các giao thức Zigbee và Z-Wave, nhằm cho phép các thiết bị giao tiếp với nhau. Mỗi loại có một số lượng lớn sản phẩm tương thích đi kèm.

Giao thức không dây nào bạn thường sử dụng cho các sản phẩm gia dụng thông minh? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến ​​trong phần bình luận dưới đây nhé!

Xem thêm:

Thứ Tư, 24/07/2019 09:53
54 👨 5.466
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Nhà thông minh