Số lượng thiên hà trong vũ trụ nhiều gấp 10 lần so với những gì mà các nhà thiên văn nghĩ trước đây

Theo Phys.org cho biết, "Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng vũ trụ có số thiên hà nhiều gấp 10 lần so với suy nghĩ trước đây".

Hơn một tỷ tỷ thiên hà đang nằm ẩn trong chiều sâu của không gian vũ trụ, một cuộc điều tra mới về số lượng thiên hà trong vũ trụ quan sát được - nhiều gấp 10 lần so với những suy nghĩ đã tồn tại trước đây.

Một nhóm các nhà thiên văn học trên thế giới đã sử dụng hình ảnh không gian vùng sâu (deep-space) và các dữ liệu khác từ kính viễn vọng không gian Hubble để tạo ra bản đồ 3D về một vũ trụ được biết đến, trong đó có khoảng 100-200 nghìn tỷ thiên hà. Đặc biệt, các nhà thiên văn học dựa vào những hình ảnh không gian vùng sâu của Hubble, trong đó có những thiên hà xa nhất từng quan sát được bằng kính viễn vọng.

Sau đó, các nhà nghiên cứu kết hợp các mô hình toán học mới để xác định vị trí của các thiên hà chưa chụp được bằng kính viễn vọng có thể đang tồn tại. Với những con số được đưa ra, vũ trụ có thêm ít nhất 10 lần số lượng thiên hà so với những gì mà các nhà khoa học nghĩ tồn tại trước đây. Tuy nhiên, những thiên hà chưa được nhìn thấy có khả năng là do quá mờ nhạt hoặc nằm quá xa để có thể quan sát bằng kính thiên văn ngày nay.

Số lượng thiên hà trong vũ trụHình ảnh được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble và một phần không gian phía nam của dữ liệu dự án Great Observatories Origins Deep Survey (GOODS). Đây là một cuộc điều tra số lượng lớn thiên hà, một nghiên cứu sâu về bầu trời của các đài quan sát nhằm theo dõi sự hình thành và phát triển của các thiên hà. Nguồn ảnh: NASA, ESA / Hubble

"Suy nghĩ trong đầu rằng vẫn còn hơn 90% các thiên hà trong vũ trụ chưa được tìm ra", Christopher Conselice, một giáo sư vật lý học thiên thể tại trường Đại học Nottingham ở Anh, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trong một báo cáo. "Không ai có thể đoán được những thuộc tính thú vị mà chúng tôi sẽ tìm thấy khi quan sát các thiên hà bằng những kính thiên văn thế hệ tiếp theo."

Nhìn xa vào không gian sâu cũng có nghĩa là nhìn lại quá khứ, bởi ánh sáng phải mất một khoảng thời gian dài mới đi qua được khoảng cách vũ trụ. Trong nghiên cứu này, Conselice và nhóm nghiên cứu của ông đã quan sát được các bộ phận của vũ trụ lên đến 13 tỷ năm ánh sáng. Việc quan sát xa này cho phép các nhà nghiên cứu thấy được phần nào những bức ảnh chụp nhanh về sự tiến hóa của vũ trụ kể từ 13 tỷ năm trước, hoặc ít hơn là 100 triệu năm sau vụ nổ lớn Big Bang.

Họ phát hiện ra rằng: "Thậm chí, vũ trụ trước kia còn chứa nhiều thiên hà hơn so với hiện nay. Những thiên hà xa xôi này là những thiên hà lùn nhỏ và mờ nhạt. Do bởi vũ trụ phát triển nên các thiên hà cũng kết hợp với nhau để tạo thành các thiên hà lớn hơn".

Trong một báo cáo khác, Conselice nói: "Kết quả rất đáng ngạc nhiên khi chúng ta biết rằng, hơn 13,7 tỉ năm tiến hóa của vũ trụ, kể từ khi vụ nổ lớn Big Bang, các thiên hà đã phát triển thông qua sự hình thành ngôi sao và sáp nhập với các thiên hà khác. Phát hiện nhiều thiên hà hơn trong quá khứ có ngụ ý rằng, sự tiến hóa đáng kể phải xảy ra để giảm bớt số lượng thiên hà bằng việc sáp nhập hệ thống sâu rộng".

Kết quả của nghiên cứu được trình bày chi tiết trên tạp chí The Astrophysical Journal.

Thứ Hai, 17/10/2016 14:09
51 👨 710
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ