Serverless Computing là gì?

Khi bước vào một thế giới kết nối ngày càng nhiều với Internet, ta sẽ dần nhận thấy sự phát triển trong không gian kỹ thuật số, nơi giúp mọi người thiết lập và chạy các trang web. Một trong những cách để phát triển không gian này là “serverless computing”. Serverless computing tự quảng cáo là phương tiện để các nhà phát triển thiết lập những dịch vụ dựa trên web mà không gặp phải áp lực nào như khi chạy máy chủ.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Quantrimang.com tìm hiểu Serverless computing là gì, hoạt động ra sao và đem lại lợi ích gì.

Serverless computing là gì?

Serverless computing là gì?

Trong thế giới mà mỗi người, mỗi công ty và dịch vụ đều cần một trang web, web hosting (lưu trữ web) cần phải tạo ra một trang web gây ra ít áp lực cho người dùng nhất có thể. Đây cũng chính là mục tiêu của serverless computing. Bằng cách loại bỏ máy chủ, người dùng đỡ phải lo lắng hơn khi thiết lập không gian kỹ thuật số của mình.

Serverless computing thực hiện điều này bằng cách lưu trữ các trang web trên đám mây. Điều này cho phép máy chủ tùy chỉnh số lượng tài nguyên đi vào trang web, cho phép nó thích ứng với nhu cầu của client. Người tạo ra trang web không còn phải lo lắng về việc thiết lập máy chủ nữa. Chỉ cần tạo trang web và để đám mây xử lý phần còn lại là xong.

Nhưng không phải đám mây được tạo thành từ máy chủ sao?

Nhưng không phải đám mây được tạo thành từ máy chủ sao?

Bạn có thể đã nhận thấy một điều kỳ lạ trong đoạn trước: Serverless computing yêu cầu đám mây để hoạt động. Tuy nhiên, trên mạng, “đám mây” là một thuật ngữ đề cập đến nhiều máy chủ được kết nối với Internet. Vậy chẳng phải serverless computing không hoàn toàn loại bỏ được máy chủ sao? Đây là lý do tại sao cái tên "serverless computing" chưa phù hợp lắm đối với dịch vụ này, vì chắc chắn có máy chủ hoạt động ở chế độ nền.

Khái niệm "serverless" ở đây chỉ đơn giản là loại bỏ các yêu cầu thiết lập máy chủ đối với người dùng. Theo cách này, khách hàng vẫn được trải nghiệm dịch vụ không có máy chủ, mặc dù thực tế là các server vẫn được sử dụng rất nhiều để lưu trữ trang web.

Serverless computing đem lại lợi ích gì?

Serverless computing đem lại lợi ích gì?

Ưu điểm chính mà serverless computing mang lại là nó thu hút các khách hàng ít hiểu biết về công nghệ nhưng vẫn có nhu cầu muốn lưu trữ trang web. Serverless computing loại bỏ sự cần thiết phải điều chỉnh thủ công các cài đặt trên máy chủ, vì vậy khách hàng có thể truy cập ngay vào trang web của mình và chỉ trả tiền cho những gì họ đang sử dụng.

Tuy nhiên, serverless computing còn có một lợi ích bổ sung nữa cho cả khách hàng và máy chủ lưu trữ. Cách thức hoạt động của serverless computing cho phép khách hàng chỉ trả tiền cho những gì mình sử dụng. Chẳng hạn, bạn muốn lưu trữ máy chủ cho một game cùng chơi với bạn bè. Theo mô hình cũ, bạn sẽ phải trả một khoản phí hàng tháng để thuê một máy chủ.

Tuy nhiên, dưới nền tảng dựa trên đám mây này, bạn sử dụng máy chủ để chơi game và chỉ trả tiền cho các tài nguyên bạn sử dụng trong đám mây. Có nghĩa là bạn chỉ phải trả tiền khi nào sử dụng máy chủ mà thôi.

Serverless computing hoạt động như thế nào?

Nếu bạn đăng ký một tùy chọn không có máy chủ khi bạn muốn lưu trữ một trang web, điều gì xảy ra ở phía bên kia, nơi cho phép trang web của bạn được lưu trữ?

Như bài viết đã trình bày ở trên, serverless computing sẽ loại bỏ việc quản lý máy chủ khỏi người dùng. Có nghĩa là máy chủ phải tự tính toán các tham số như không gian lưu trữ và bộ nhớ (gọi là “Function-as-a-Service” hay “FaaS”). Khi đám mây nhận được code để chạy từ người dùng, nó sẽ tính toán có bao nhiêu tài nguyên được yêu cầu cho việc này. Sau đó, đám mây sẽ nhìn vào các máy chủ của mình và xử lý các tài nguyên cần thiết để chạy tiến trình mà nó vừa được yêu cầu.

Máy chủ cũng cần nhận ra khi nào một tiến trình cần được tăng hoặc giảm quy mô. Nếu máy chủ lưu trữ một trang web “nhìn thấy” lượng khách truy cập, nó sẽ tự động điều chỉnh và gán thêm tài nguyên cho trang web này. Khi luồng khách truy cập đó biến mất, máy chủ có thể sử dụng ít tài nguyên hơn để giữ cho trang web trực tuyến. Sau đó, nó tính toán có bao nhiêu tài nguyên đã được sử dụng trong một tháng và tính hóa đơn cho người dùng.

Cách sử dụng serverless computing

Thông thường, người dùng tương tác với serverless computing bằng console. Điều này cho phép người dùng thiết kế các chức năng mà họ muốn đám mây thực hiện. Sau đó, người dùng sẽ gọi chức năng này khi cần chạy dịch vụ và cho phép serverless computing xử lý phần còn lại.

Rất dễ dàng để người dùng tạo và chạy một chức năng nào đó. Rào cản lớn nhất là tìm ra cách sử dụng giao diện dịch vụ đã chọn để chạy một tiến trình nào đó. Sau khi hoàn thành, bạn có thể thực hiện tiến trình và để dịch vụ xử lý phần còn lại!

Dù cái tên “serverless computing” có thể hơi gây nhầm lẫn, nhưng ý tưởng mà dịch vụ này mang lại thực sự rất tuyệt vời: Loại bỏ việc người dùng cuối phải tương tác với máy chủ. Serverless computing đem lại tất cả những lợi ích của dịch vụ lưu trữ mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào với cài đặt máy chủ, giúp doanh nghiệp dễ dàng trực tuyến hơn.

Bạn có nghĩ rằng “serverless computing” là một cái tên phù hợp cho công nghệ này không? Bạn có gợi ý nào thú vị hơn không? Hãy để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới nhé!

Thứ Sáu, 26/04/2019 17:37
52 👨 1.014
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản