Rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần lưu ý những gì?

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ thường dễ mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và vui chơi. Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và tránh cho bệnh nặng thêm, cha mẹ cần trang bị cho mình những kỹ năng chăm sóc và điều trị cơ bản, đặc biệt là cách rửa mũi cho trẻ tại nhà. Vậy có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ? Lưu ý gì khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc này.

Tác dụng của việc rửa mũi đúng cách đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là cách vệ sinh mũi phổ biến mà các mẹ thường hay áp dụng mỗi khi trẻ bị ngạt mũi, tắc mũi, sổ mũi hoặc mắc các bệnh viêm mũi họng. Theo các chuyên gia, việc rửa mũi đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Cùng xem đó là những lợi ích gì nhé!

rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Làm sạch khoang mũi. Dung dịch rửa mũi khi được đưa vào mũi sẽ giúp triệt tiêu và loại bỏ vi khuẩn gây hại, từ đó làm khoang mũi sạch hơn, thông thoáng hơn.

Loại bỏ các yếu tố gây bệnh viêm mũi họng. Việc rửa mũi cũng lấy đi phần lượng đờm, chất nhầy cùng vi khuẩn có trong đường mũi họng của trẻ - những yếu tố gây gia tăng tình trạng viêm mũi ở trẻ.

Giúp phát huy hiệu quả của việc dùng thuốc. Các chuyên gia cho hay, việc rửa mũi sạch sẽ cho con trước khi dùng thuốc do bác sĩ kê sẽ giúp thuốc phát huy hiệu quả. Bởi vì, dù có dùng "thần dược" mà mũi của con còn quá nhiều dịch nhầy bít tắc thì cũng vô dụng.

rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Giúp cải thiện hệ thống hô hấp. Rửa mũi đúng cách còn giúp cải thiện khả năng tự làm sạch của hệ thống hô hấp, giảm kích ứng và tăng sức đề kháng của mũi.

Mang đến cảm giác dễ chịu cho khoang mũi. Tất nhiên rồi, do giúp loại bỏ đờm mũi, chất nhầy nên việc rửa mũi đúng cách sẽ giúp trẻ nhỏ bớt thở khò khè và dễ chịu hơn nhiều.

Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ?

Rửa mũi mang lại nhiều lợi ích như vậy, nhưng việc rửa mũi không đúng cách cũng mang lại những hệ lụy không kém. Vì thế, một điều quan trọng mà cha mẹ nên nhớ đó là rửa mũi đúng lúc, đúng thời điểm và tần suất rửa mũi hợp lý.

Những trường hợp nào nên rửa mũi cho con?

Bạn chỉ áp dụng các cách rửa mũi cho con trong các trường hợp dưới đây:

  • Bé có hiện tượng tắc mũi do dịch mũi đặc, quánh không thể chảy ra ngoài.
  • Thở khò khè do nhiều đờm, chất nhầy.
  • Bé bị viêm mũi, nghẹt mũi, khó thở.

rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Tần suất rửa mũi cho trẻ

Rửa mũi rất tốt nhưng không vì thế mà bạn rửa mũi quá nhiều lần trong một ngày. Tùy từng phương pháp rửa mũi mà số lần rửa mũi nhiều hay ít mỗi ngày. Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ có thể rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhưng nên rửa trước khi cho con bú hoặc ăn vì nếu thực hiện sau khi con ăn, bé dễ bị buồn nôn.

Đặc biệt, với cách rửa mũi dạng xịt, bạn càng không nên lạm dụng vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

Các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Rửa mũi cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý

rửa mũi chi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Cha mẹ nên dùng cách này cho những trường hợp bé bị viêm mũi nhẹ, đờm không quá đặc. Mẹ chỉ cần dùng chai nước muối sinh lý nhỏ và đặt con nằm nghiêng rồi nhỏ 2-3 giọt vào mũi con. Làm như vậy từ 3-4 lần/ngày để mũi con luôn sạch sẽ và thông thoáng.

Rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch dạng xịt

Ngoài nước nhỏ muối sinh lý, cha mẹ có thể sử dụng các loại chai xịt mũi cho con. Dung dịch dạng xịt thường áp dụng cho các bé bị viêm mũi mãn tính hoặc viêm xoang. Cách thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng, bạn chỉ cần đặt con nằm nghiêng một chút và xịt vào một bên mũi của bé. Lưu ý chỉ nên áp dụng cách làm này từ 2-3 lần/ngày.

rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Cách rửa mũi cho trẻ bằng ống bơm, xi lanh

Rửa mũi bằng các dụng cụ như ống bơm, xi lanh có thể áp dụng cho các trẻ trên 6 tháng tuổi, khi trẻ đã có thể ngồi vững. Khi rửa mũi, cha mẹ lưu ý không nên bơm quá mạnh vì nước có thể lên tai của con. Cha mẹ nên đặt con tư thế cúi ra trước một góc khoảng 30-45 độ và bơm một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, không đứt quãng, tránh cảm giác sợ hãi của trẻ khi rửa mũi.

Cách rửa mũi cho trẻ bằng các loại bình rửa mũi, máy hút mũi

Dụng cụ bình rửa mũi, máy hút mũi cho trẻ rất phổ biến trên thị trường với nhiều loại khác nhau. Nhưng nhìn chung, dù là loại nào thì đều đảm bảo hiệu quả tương đối giống nhau, vì thế cha mẹ không cần lo lắng nhiều.

máy hút mũi cho trẻ

Máy hút mũi cho bé Welbutech Co-Clean Baby COB-100.

Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ từ 2-4 tháng tuổi, trẻ thường chưa cứng cổ, việc ngồi vẫn khó khăn, vì thế các mẹ nên dùng các dụng cụ máy hút mũi. Hiện nay, các dụng cụ máy hút mũi đều trang bị đầu silicon mềm, tốc độ hút nhẹ nhàng, êm ái giúp dễ dàng lấy đi lượng đờm, chất nhày trong đường họng. Với những dụng cụ này, cha mẹ nên sử dụng hút mũi từ 1- 2 lần/ngày tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Đối với các trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, cha mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng các dụng cụ bình rửa mũi khác nhau để rửa mũi cho con. Hoặc cũng có thể sử dụng hút mũi trong trường hợp dịch mũi quá đặc và không thể trôi ra theo nước.

Tham khảo: 5 Lý do nên dùng bình rửa mũi Nasal Rinse để bảo vệ hệ hô hấp hiệu quả

Lưu ý an toàn khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Việc rửa mũi đúng cách và sạch sẽ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất tốt cho sức khỏe cũng như tạo bước đệm cho việc tăng cường sức đề kháng của con sau này. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì cha mẹ cần phải tuân thủ những quy tắc và lưu ý an toàn sau đây:

  • Quá trình vệ sinh nên diễn ra nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sử dụng ống bơm hoặc dụng cụ hút mũi. Việc hút chất nhầy quá mạnh sẽ khiến các mô nhỏ bên trong mũi vỡ ra, dẫn đến chảy máu và làm cho tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Rửa mũi cho con thì cần lựa tư thế phù hợp nhất với con mình để con không bị hoảng sợ khi rửa mũi. Đừng lo lắng nếu con hắt hơi trong quá trình rửa mũi, các dung dịch vệ sinh vẫn có thể đi vào lỗ mũi của bé.

rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

  • Tốt nhất khi rửa mũi cho những trẻ nhỏ nên có hai người, một người giữ trẻ, người còn lại tập trung rửa mũi cho trẻ. Trong trường hợp trẻ phản ứng mạnh quá, bạn hãy thử lại sau một thời gian.
  • Người lớn phải vệ sinh tay kỹ lưỡng trước khi thực hiện quá trình làm sạch mũi cho bé bằng cách dùng xà phòng hoặc nước rửa tay khô.
  • Người lớn không nên trực tiếp dùng miệng mình để hút đờm dãi ở miệng và họng trẻ vì rất dễ gây mất vệ sinh, lực hút mạnh dễ làm mỏng thành mũi, tạo ra tổn thương không đáng có.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng với các loại máy hút mũi, ống bơm. Kiểm tra lực hút của các sản phẩm này bằng cách đặt ngón tay lên đầu hút.
  • Sau khi sử dụng, làm sạch tất cả các bộ phận của thiết bị và ống bơm bằng xà phòng hoặc nước ấm.
  • Cuối cùng, bố mẹ hãy kiên nhẫn khi điều trị cho con bị viêm tai - mũi - họng, bởi không có một phương pháp nào giúp con khỏi ngay trong 1, 2 ngày. Vì thế, hãy tuân thủ theo lời khuyên và chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những lưu ý cơ bản. Hy vọng những lưu ý này sẽ giúp cho các cha mẹ trở nên đơn gian và thành thạo hơn trong việc rửa mũi cho các bé.

Chúc các cha mẹ thành công với phương pháp rửa mũi đúng cách cho bé!

Thứ Hai, 02/12/2019 11:02
42 👨 7.738
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Nuôi dạy con