Sự khác biệt giữa Recovery Disk và Repair Disk

Máy tính để bàn và laptop Windows rất hiếm khi không khởi động được. Tuy nhiên, khi chúng không khởi động như mong đợi, ổ khôi phục (recovery drive) hoặc system repair disk (đĩa sửa chữa hệ thống) có thể là “cứu cánh” cực kỳ hữu ích.

Đó là hai loại phương tiện khôi phục thay thế cho phép bạn khôi phục và khắc phục sự cố Windows 10 mà không cần đăng nhập vào tài khoản người dùng. Cùng Quantrimang.com tìm hiểu kỹ hơn về sự khác biệt giữa 2 công cụ này qua bài viết sau đây nhé!

Sự khác biệt chính giữa ổ khôi phục và đĩa sửa chữa hệ thống là gì?

Đĩa sửa chữa hệ thống là thứ bạn có thể thiết lập trong Windows 10, 8 và 7. Đó là đĩa DVD/CD do người dùng tạo cung cấp các tiện ích sửa chữa hệ thống khác nhau.

Đĩa sửa chữa hệ thống bao gồm các tiện ích khắc phục sự cố sau: Startup Repair, System Restore, System Image Recovery, Windows Memory Diagnostic và Command Prompt. Khi người dùng cần, họ có thể khởi động từ đĩa sửa chữa hệ thống của mình để sử dụng các công cụ đó.

Ổ khôi phục, còn được gọi là đĩa khôi phục, tương tự, nhưng không hoàn toàn giống với đĩa sửa chữa. Nó cung cấp quyền truy cập vào các tiện ích sửa chữa tương tự như đĩa sửa chữa hệ thống.

Ngoài ra, ổ khôi phục bao gồm các file hệ thống Windows 10 hoặc 8 để bạn có thể cài đặt lại nền tảng với nó nếu cần. Vì vậy, nó cung cấp một bản sao lưu cho Windows 10.

Ổ khôi phục có thể ở dạng đĩa hoặc USB. Một số nhà sản xuất cung cấp đĩa khôi phục hệ thống cho Windows 10. Ví dụ, HP Recovery Disc cho Windows 10 đang được bán lẻ trên Amazon.

Máy tính để bàn và laptop thường đi kèm với đĩa khôi phục do OEM (Nhà sản xuất thiết bị gốc) cung cấp, nhưng phân vùng ổ cứng có khả năng boot là một giải pháp thay thế phổ biến hơn hiện nay.

Tuy nhiên, bạn không cần mua ổ khôi phục (ví dụ từ Amazon). Bạn có thể thiết lập ổ khôi phục USB trong Windows 10 bằng tiện ích Recovery Media Creator. Tuy nhiên, lưu ý rằng tiện ích Recovery Media Creator không có sẵn trong Windows 7.

Làm cách nào để thiết lập ổ khôi phục hoặc đĩa sửa chữa?

Nếu muốn tạo ổ khôi phục, tham khảo bài viết: Tạo ổ cứng khôi phục Recovery Drive cho Windows 10 để biết chi tiết cách thực hiện.

Để tạo đĩa sửa chữa hệ thống, hãy làm theo các bước sau:

1. Bạn có thể thiết lập đĩa sửa chữa trong Windows 10 thông qua Control Panel. Đưa một đĩa DVD trống, có thể ghi lại được vào ổ đĩa.

2. Khởi chạy Run bằng cách nhấn phím tắt Win + R.

3. Nhập "Control Panel" vào hộp Run và nhấp vào nút OK.

4. Nhấp vào System and Security trong Control Panel.

Nhấp vào System and Security trong Control Panel
Nhấp vào System and Security trong Control Panel

5. Nhấp vào Back up and Restore Windows 7/10 để mở các tùy chọn được hiển thị bên dưới.

Nhấp vào Back up and Restore Windows 7/10
Nhấp vào Back up and Restore Windows 7/10

6. Nhấp vào Create a system repair disc, thao tác này sẽ mở ra cửa sổ như trong ảnh chụp bên dưới.

Nhấp vào Create a system repair disc
Nhấp vào Create a system repair disc

7. Chọn DVD RW Drive trên menu drop-down Drive.

8. Nhấp vào tùy chọn Create disc.

9. Sau đó, cửa sổ Create a system repair disc sẽ mở ra yêu cầu bạn gắn nhãn đĩa. Nhấp vào nút Close.

Xem thêm:

Chủ Nhật, 08/11/2020 08:59
3,52 👨 1.163
0 Bình luận
Sắp xếp theo