Quy tắc viết l/n, ch/tr, x/s, c/q/k, i/y đúng chính tả trong tiếng Việt

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người viết sai lỗi chính tả là chưa nắm bắt được các quy tắc chính tả trong tiếng Việt. Dưới đây là một số quy tắc chính tả trong tiếng Việt các bạn có thể tham khảo để có thể tránh viết sai chính tả và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Viết đúng chính tả

1. Phân biệt l/n

Trong chính tả:

  • L: Đứng trước các âm đệm (oa, oe, uâ, uy).

Ví dụ: loan, luyến, loa…

  • N: Không đứng trước các tiếng có âm đệm trừ 2 âm tiết Hán Việt: noa, noãn.
  • N: Thường được sử dụng trong những từ dùng chỉ vị trí hoặc ẩn nấp. Ví dụ: này, nấp, né, nép...

Trong cấu tạo từ láy:

  • L/n không láy âm với nhau.
  • L có thể láy vần với nhiều phụ âm khác. Ví dụ lù đù, lõm bõm, lơ mơ, la cà...
  • N chỉ láy âm với chính nó. Ví dụ nôn nao, no nê, nảy nở, nợ nần, nung nấu...

2. Phân biệt ch/tr

Ch được dùng trong các trường hợp sau:

  • Đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Ví dụ: áo choàng, chí chóe, choáng váng, chuệch choạc, chập choạng…
  • Danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình. Ví dụ: cha, chú, chị, chồng, chàng…
  • Danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà. Ví dụ như chăn, chiếu, chảo, chén, chổi, chai…
  • Từ có ý nghĩa phủ định. Ví dụ: chưa, chẳng, chả…
  • Tên các món ăn như cháo, chả, chè…
  • Tên cây cối, tên các loại hoa quả như chuối, chôm chôm, chanh…
  • Cử động, động tác lao động, thao tác cơ thể. Ví dụ: chạy, chắn, chặt, chẻ…

Tr được dùng trong các trường hợp:

  • Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền. Ví dụ: trị giá, trình bày, tình trạng, môi trường, trọng lực…

Trong cấu tạo từ láy:

  • Tr: Tạo kiểu láy âm là chính. Ví dụ: trắng trẻo, trăn trở, tròng trành, trùng trục, trơ tráo, trập trùng…
  • Ch: Tạo kiểu vừa láy âm vừa láy vần. Ví dụ: chơi vơi, chông chênh…
Giỗ Tổ, cây nêu mới đúng chính tả.
Giỗ Tổ, cây nêu mới đúng chính tả.

3. Phân biệt gi/r/d

Các trường hợp dùng d:

  • Đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Ví dụ: duyệt binh, kinh doanh, hậu duệ, dọa nạt...
  • Thường dùng trong các từ Hán Việt có thanh ngã (~) hoặc thanh nặng (.). Ví dụ: kì diệu, bình dị, diễn viên, dị nhân, dã man, dạ hội, đồng dạng, hấp dẫn…
  • Thường viết với các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang khi vần có âm đầu khác a. Ví dụ: du dương, dư dật, ung dung, do thám...

Các trường hợp dùng gi:

  • Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi. Ví dụ: tam giác, giá cả, giải thích, giới thiệu…
  • Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang khi vần có âm đầu a. Ví dụ: tăng gia, giao chiến, gian xảo, gia nhân...

Trong cấu tạo từ láy:

Cả gi/r/d đều có từ lấy âm. Ví dụ: già giặn, giãy giụa, giục giã, giấm giúi… dằng dặc, dãi dầu, dập dìu… rưng rức, rón rén, réo rắt , rạng rỡ...

Láy vần:

  • Tiếng có d thường láy với tiếng có l. Ví dụ: lai dai, lim dim, lò dò...
  • Tiếng có r thường láy với tiếng có b hoặc c. Ví dụ: cập rập, co ro, bủn rủn, cập rập...
  • Tiếng có gi thường láy với tiếng có n. Ví dụ: gieo neo, giãy nảy…
  • Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r. Ví dụ: rì rào, róc rách…
Một số từ láy có các biến thể khác nhau
rào rạt - dào dạtdở dói - giở gióigióng giả - dóng dả
rập rờn - giập giờndấm dứt - rấm rứtrậm rật - giậm giật
dân dấn - rân rấnréo rắt - giéo giắtdun dủi - giun giủi

Trong cấu tạo từ ghép:

Chỉ có từ ghép có tiếng âm đầu là gi và d với nhau, không có từ ghép có tiếng âm đầu r và d hay r và gi.

Ví dụ: giao dịch, giản dị, giận dữ, giả dối, giận dỗi...

4. Phân biệt x/s

Cách phân biệt x/s không có quy luật riêng, để không viết sai chính tả x/s cách duy nhất là phải nắm được nghĩa của từ, đọc nhiều và viết nhiều.

Tuy nhiên, có một số lưu ý để chúng ta có thể tránh viết sai chính tả x/s gồm:

  • X: Xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (oa, oe, uâ, uy). Ví dụ: xoành xoạch, xoay xở, xuề xoà, xuềnh xoàng, xù xì, xấu xa…
  • S: Chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất.
  • X và s không bao giờ cùng xuất hiện trong một từ láy.

Một số từ ghép có phụ âm đầu s đi với x nhiều người hay sai lỗi chính tả: xác suất, xổ số, xứ sở, sản xuất, soi xét, xuất sắc...

5. Phân biệt g/gh/ng

  • Gh, ngh: Viết trước các nguyên âm e, ê, i, iê (ia). Ví dụ: nghỉ ngơi, lắng nghe, suy nghĩ...
  • G, ng: Viết trước các nguyên âm khác còn lại. Ví dụ: ngày tháng, nghi ngờ, ngọt ngào…

6. Phân biệt c/k/q

  • Q: Viết trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.
  • K: Viết trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia).
  • C: Viết trước các nguyên âm khác còn lại gồm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

7. Quy tắc viết nguyên âm i/y

Trường hợp viết y:

  • Đứng một mình. Ví dụ: y tế, ý nghĩa...
  • Đứng sau âm đệm u. Ví dụ: quy định, suy nghĩ...
  • Nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng. Ví dụ: kỷ yếu, yên bình…

Trường hợp viết i:

  • Vị trí đầu tiếng (không có âm đệm). Ví dụ: in ấn, im lặng...
  • Vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây). Ví dụ: hoa nhài, chui lủi.
Thứ Hai, 25/11/2019 08:19
3,936 👨 41.876
0 Bình luận
Sắp xếp theo