Quản trị Exchange 2003 từ xa

Bạn đã biết về Exchange 2005, Exchange 2007, nhưng những khái niệm cơ sở nhất đã được cung cấp trong tay? Trong bài dưới đây chúng tôi sẽ thảo luận về cách thức truy cập mạng từ xa với Exchange Management Console ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào.

Giới thiệu

Gói phần mềm Exchange cung cấp cho bạn một công cụ quản trị đơn: Exchange System Manager. Tuy nhiên bạn vẫn phải dùng chức năng Active Directory để giải quyết một số vấn đề. Đôi khi bạn còn phải huy động đến cả dịch vụ quản lý IIS vì Exchange được xây dựng trên cơ sở các thành phần web.

Hiện nay yêu cầu truy cập và sử dụng được các công cụ này ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào đặt ra ngày càng bức thiết. Exchange có vai trò rất quan trọng và người quản trị hệ thống thường không bị giới hạn hoạt động chỉ tại văn phòng. Biết cách xử lý, giải quyết vấn đề từ xa sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian. Bởi đôi khi bạn phải làm việc vào lúc nửa đêm, lúc đó thay vì lóc cóc đến văn phòng, bạn đơn giản chỉ cần ngồi trước giao diện màn hình laptop hay máy tính ở nhà. Truy cập từ xa cũng cho phép bạn thực hiện các hoạt động kinh doanh nhỏ, giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại hay khoản thuê kỹ thuật viên theo kiểu truyền thống.

Quản trị cục bộ

Trước khi mở rộng trên phạm vi tổng thể, đầu tiên chúng ta hãy cùng xem xét cách thức truy cập Exchange cục bộ. Nhiều vấn đề của Exchange được giải quyết bằng cách dùng chương trình quản lý "Active Directory Users and Computers". Nhưng dễ nhất là vào Start -> Run, gõ lệnh "dsa.msc" và bấm phím Enter.

Các kỹ sư Exchange của Microsoft còn cung cấp thêm công cụ "Exchange System Manager.msc" cho hệ thống quản lý Exchange System Manager. Nhưng họ lại quên mất thư mục "bin" Exchange dành cho đường dẫn hệ thống. Vì thế ngay cả khi gõ đầy đủ tên cần thiết, Windows vẫn sẽ không thể cấp phát không gian lưu trữ cho nó.

Chúng ta có một số lựa chọn khác. Bạn có thể vào Start -> Programs -> Microsoft Exchange -> System Manager hoặc kéo và thả biểu tượng (icon) vào desktop và truy cập từ đó hay kéo và thả vào phần Quick Launch trên thanh Toolbar. Nếu không nhìn thấy Toolbar này, bạn chỉ cần kích phải chuột lên một điểm trống trong Taskbar rồi chọn Toolbar -> Quick Launch.


Hình 1

Ngoài shortcut của Exchange System Manager, bạn có thể đưa ra tất cả các công cụ khác nếu thấy cần thiết.


Hình 2

Bạn có thể tự mình tạo ra chương trình quản lý đơn bằng cách vào Start -> Run, gõ lệnh "mmc" và ấn Enter. Một giao diện quản lý trống sẽ được mở. Sau đó chọn File -> Add/Remove Snap-in để bổ sung thêm các thành phần snap-in quản lý đơn cho chương trình.


Hình 3

Bấm nút Add, danh sách các snap-in sẽ được thể hiện và cho phép bạn bổ sung thêm thành phần mới.


Hình 4

Khi bổ sung thêm một chương trình quản lý (console), có thể bạn sẽ bị yêu cầu chọn một trình điều khiển tên miền. Đôi khi tạo một console quản lý kết nối tới nhiều trình điều khiển tên miền khác nhau có thể giúp bạn phán đoán được các vấn đề về sao chép, nhân bản. Nếu phải sử dụng hằng ngày, lựa chọn tốt nhất là "Any Writable Domain Controller".


Hình 5

Sau khi bổ sung thêm một vài snap-in, bạn có được công cụ quản trị Exchange server hữu ích "tất cả trong một".


Hình 6

Bây giờ chúng ta có thể ghi lại trên desktop hoặc bất kỳ thư mục nào đó bằng cách chọn File -> Save as…

Ghi một console vào thư mục Windows hay một thư mục nào đó trong đường dẫn tìm kiếm sẽ cho phép bạn sử dụng lệnh Start -> Run để khởi chạy. Bạn chỉ cần gõ tên console vào cửa sổ Run.


Hình 7

Bạn nên dùng các tên tắt không có ký tự trắng ở trường hợp này.

Cài đặt Exchange Management Console lên khu vực làm việc (Workstation)

Như đã đề cập trước đó, để giới hạn các cuộc viếng thăm không cần thiết hay server room, bạn có thể cài đặt Exchange Management trong Windows XP Professional.

Đầu tiên là phải cài đặt Windows XP Service Packet 2 (hoặc các phiên bản sau). Bạn cũng nên update các bản vá lỗi mới nhất từ website của Windows Update.

Sau đó cài đặt Windows 2003 Administration Tools. Gói phần mềm này có tên "adminpak.msi", có thể được đặt trên bất kỳ server nào trong thư mục: "\Windows\System32" của ổ hệ thống. Bạn có thể sử dụng UNC để truy cập nó qua mạng bằng cách gõ đường dẫn, chẳng hạn như: \\dc1\c$\windows\systems\adminpak.msi.

Bạn không thể cài đặt Exchange System Manager nếu không có Windows 2003 Administration Tools.

Nếu muốn cài đặt Exchange System Manager độc lập, đầu tiên phải có các thành phần lõi cơ sở của IIS. Với các phiên bản Windows trước XP SP2, đòi hỏi còn phải có dịch vụ SMTP. Để cài đặt được, vào Start -> Settings -> Control Panel, chọn Add/Remove Programs > Add/Remove Windows Components (ở ô màu xám bên trái).


Hình 8

Đặt dịch vụ "Internet Information Services (IIS)" vào danh sách và bấm nút "Details". Sau đó chọn "Common Files" và "Internet Information Services Snap-In".


Hình 9

Điều này sẽ tạo ra một website hoặc mail server trong trạm làm việc của bạn. Nó cho phép quản lý chúng. Bạn nên dùng một đĩa CD Windows XP Professional SP2 cho quá trình này hoặc có thể cấp phát trên thiết bị mạng.


Hình 10

Bây giờ trạm làm việc của bạn đã sẵn sàng để cài đặt Exchange System Manager (ESM). Cũng cần chú ý là cài đặt ESM giống như cài đặt Exchange 2003 server. Đầu tiên bạn phải cài trên thiết bị Exchange gốc (hay một bản copy của nó), sau đó mới cài Exchange 2003 SP2 lên phần đầu.

Khi bắt đầu cài đặt, bạn chạy đĩa CD Exchange 2003 Media hoặc bản copy của nó. File "setup.exe" nằm trong thư mục "Exchange\Setup\I386". Vì những lý do này mà chương trình cài đặt giữa Windows 2003 và Windows XP không khác nhau là mấy, cho phép bạn cài đặt các dịch vụ của Exchange. Nếu không thích chế độ mặc định, bạn có thể chọn "Custom" cho "Microsoft Exchange" và "Install" cho "Microsoft Exchange System Management Tools".


Hình 11

Tiến trình này giống như là thực hiện update Exchange 2003 SP2 qua file "update.exe" thay vì "setup.exe", phần Actions được update (không cần phải thay đổi giá trị mặc định). Mỗi khi chương trình cài đặt được thực hiện, bạn có thể tạo một console quản lý cục bộ như đã được chỉ ra trong phần trên.

Nếu chương trình Outlook đã được cài đặt trong trạm làm việc, có thể bạn sẽ gặp phải một số vấn đề liên quan đến MAPI vì Outlook và Exchange sử dụng các phiên bản MAPI khác nhau.

Desktop từ xa

Thường thì câu hỏi: "Vì sao chương trình cài đặt tổng hợp luôn có nhiều điểm gây bực mình?" luôn được đề cập tới. Có một số tiện ích cho phép bạn kết nối từ xa tới dịch vụ Exchange server. Phổ biến nhất là Remote Desktop (tên trước đây là Terminal Services). Để chạy nó bạn vào Start -> Run, gõ lệnh "mstsc", sau đó ấn Enter. Bạn có thể tìm thấy shortcut cho nó khi vào Start -> Run -> Programs -> Accessories -> Communications.

Trên một server điển hình, chỉ có nhiều nhất là hai phiên Remote Desktop được bắt đầu. Đó là lý do vì sao tôi gõ lệnh "mstsc /console" để đăng nhập vào phiên hoạt động chính của server. Nếu đã vào server, mở khoá với cùng tên người dùng, bạn có thể truy cập được phiên hoạt động của nó. Nếu không muốn đao to búa lớn quá với giao diện đồ hoạ người dùng (GUI) của Remote Desktop, đơn giản bạn chỉ cần gõ lệnh "mstsc –v:[server name] /console".

Remote Desktop có thể dễ dàng cài đặt qua Firewall, không đòi hỏi tư cách hội viên tên miền hay điều gì tương tự. Đơn giản bạn chỉ cần tạo một quy định cổng mở 3389 cho một server cụ thể và giới hạn địa chỉ IP hay người dùng Firewall. Có thể thiết lập quyền truy cập mạng riêng ảo VPN, sử dụng địa chỉ IP nội bộ của server.

Nếu bạn có kế hoạch truy cập server qua Internet, tốt nhất nên xây dựng khung màu đen trắng cho server và thiết lập chế độ ảnh bitmap desktop đen, trống. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ. Giao diện GUI cho phép bạn tiết kiệm băng thông nhiều hơn.


Hình 12

Bấm vào phần "Options", chương trình sẽ cung cấp cho bạn nhiều phương thức vá lỗi, sửa chữa trong Remote Desktop như giới hạn kích thước và màu sắc thể hiện.


Hình 13


Hình 14

Kết nối các thiết bị cục bộ và từ xa có thể thực sự làm giảm tốc độ của bạn. Tất nhiên đôi khi bạn cần truyền tải file hay in ấn, nhưng nên cố gắng hạn chế các hoạt động này. Nếu bạn đang kết nối nội bộ thì có thể thoải mái hơn một chút. Làm như vậy tốt nhất cũng giúp bạn giới hạn được một vài phần tử đồ hoạ Windows.


Hình 15

Sau khi thiết lập xong kết nối, có thể ghi lại cho các lần dùng sau.


Hình 16

Chú ý rằng trong một phiên Remote Desktop, cụm phím nóng "Ctrl + Alt + End" thay thế "Ctrl + Alt + Del". Nếu thích dùng chuột, bạn có thể vào Start -> Settings -> Windows Security. Nếu chương trình "adminpak.msi" đã được cài đặt trước đó bạn có thể sử dụng Snap-in Remote Desktops MMC để bổ sung thêm console quản lý và thiết lập tất cả kết nối desktop từ xa cần thiết.


Hình 17

Bạn có thể download công cụ này ở đây. Cũng có thể download thành phần add-in Remote Desktop cho "Active Directory Users and Computers" và kích phải lên server để kết nối từ xa.

Kết luận

Exchange và Windows cho phép thay đổi cách thức kết nối từ xa tới một server phù hợp theo yêu cầu và băng thông của bạn. Bạn có thể sử dụng một số cách khác như các tiện ích của nhóm thứ ba. Nhưng hầu hết chúng đều làm việc tương tự như các công cụ được giới thiệu ở trên và cũng có cùng các vấn đề như vậy.

Thứ Sáu, 10/11/2006 08:51
31 👨 3.477
0 Bình luận
Sắp xếp theo