Quản lý kết nối Wifi trong Windows 7

Quản trị mạng - Windows 7 là phiên bản hệ điều hành thứ 3 của Microsoft dành cho máy trạm có tích hợp hỗ trợ kết nối mạng Wifi.

Tuy nhiên, trong Windows 7, tiến trình kết nối, quản lý và bảo trì mạng Wifi đã được đơn giản hóa rất nhiều so với Windows XP và Windows Vista. Đồng thời cung cấp thêm nhiều tiện ích hỗ trợ người dùng khi kết nối mạng Wifi, như tự động tìm kiếm kết nối, thiết lập kết nối, ...

Tìm kiếm mạng Wifi

Windows 7 tích hợp một phiên bản đã được cải tiến của tính năng tìm kiếm mạng Wifi tự động lần đầu tiên được giới thiệu trong Windows XP, sau đó được tích hợp vào Windows Vista.

Lưu ý: Windows 7 sử dụng dịch vụ WLAN AutoConfig (được giới thiệu trong Windows Vista) để quản lý mạng Wifi thay cho dịch vụ Wireless Zero Configuration được Windows XP sử dụng.

Khi không có kết nối mạng khác được kích hoạt Windows 7 sẽ tìm kiếm mang Wifi mà chúng ta có thể kết nối. Nó sẽ hiển thị một biểu tượng gồm 5 vạch được đánh dấu bằng một ngôi sao sáng trong vùng thông báo trên thanh Taskbar. Biểu tượng này có nghĩa là Not connected – Connections are Available. (Không được kết nối – Đã co các kết nối). Để bắt đầu tiến trình kết nối, click vào biểu tượng đó để hiển thị những mạng Wifi đã được phát hiện (hình 1).


Hình 1: Hộp thoại Wireless Connection.

Như trong hình 1, chúng ta có thể kết nối Windows 7 tới nhiều mạng Wifi khác nhau. Bao gồm:

  • Infrastructure
  • Ad-hoc
  • Unsecured (mở)
  • Secured (mã hóa)

Các kết nối WLAN hiển thị với một biểu tượng thể hiện tín hiệu kết nối gồm 5 vạch là những kết nối Infrastructure. Một kết nối Infrastructure thường sử dụng một điểm truy cập Wifi hay Router Wifi để kết nối một hệ thống tới nhiều hệ thống khác trên mạng, hay kết nối tới Internet.

Các kết nối WLAN đang hiển thị một biểu tượng gồm ba thiết bị là các kết nối Ad-hoc. Ad-hoc Connection là một liên kết trực tiếp giữa hai PC hay giữa một PC và một máy in, thiết bị đa chức năng, máy ảnh số, hay những thiết bị khác. Chúng ta không thể sử dụng kết nối Ad-hoc để kết nối trực tiếp tới Internet.

Những kết nối được đánh dấu bằng một khiên bảo vệ mầu vàng của Windows là những kết nối không bảo mật hay kết nối mở (unsecured), trong đó không có key mã hóa nào được sử dụng. Những mạng Unsecured Infrastructure thường được sử dụng trong những điểm cung cấp dịch vụ Internet miễn phí, như khách sạn, thư viện, phòng họp, … Những mạng Ad-hoc thường được cài đặt cho các truy cập không bảo mật.

Những kết nối không có khiên bảo vệ màu vàng của Windows là những mạng Wifi bảo mật. Chúng ta phải cung cấp key mã hóa được mạng này sử dụng mỗi khi kết nối vào mạng.

Hình 2: Kết nối này làm việc với cả Adapter Wifi 2.4GHz (802.11g)
và 5GHZ (802.11a)

Kết nối mạng Wifi không bảo mật (mở)

Nếu thường xuyên không làm việc tại văn phòng, có thể chúng ta sẽ luôn phải kết nối tới những mạng Wifi không bảo mật. Dưới đây là các thao tác cần thực hiện để kết nối vào những mạng này sau đó lưu lại cho những lần sử dụng sau.

Mở danh sách mạng Wifi hiện có > Connect Automatically (hình 3A) > Connect để thực hiện kết nối như trong hình 3B.

Hình 3: Lưu một kết nối Wifi mở cho lần sử dụng sau (A) và kết nối tới mạng Wifi mở (B).

Sau khi kết nối tới mạng Wifi không bảo mật, lựa chọn kiểu mạng là Public Network (hình 4). Khi chọn Public Network, chúng ta sẽ phải thực hiện cấu hình Windows Firewall ngắt chia sẻ kết nối trên máy tính đồng thời giúp chặn truy cập chưa được phân quyền.


Hình 4: Khi lựa chọn Public Network, khả năng bảo mật tối đa
sẽ được áp dụng cho kết nối Wifi mở.

Nếu chúng ta lưu kết nối này (bước 3), Windows 7 sẽ tự động thực hiện kết nối mỗi khi hệ thống phát hiện thấy mạng này.

Kết nối tới mạng Wifi bảo mật (mã hóa)

Chúng ta cũng có thể kết nối tới một mạng Wifi bảo mật từ vùng thông báo. Thực hiện các thao tác sau:

  1. Mở danh sách những mạng Wifi hiện có.
  2. Click vào một kết nối bảo mật (những mạng này không được đánh dấu với khiên bảo vệ mầu vàng của Windows).
  3. Để lưu kết nối này cho lần sử dụng sau, lựa chọn hộp chọn Connect Automatically.
  4. Nhấn Connect để bắt đầu tiến trình kết nối.
  5. Nhập key bảo mật mạng (sử dụng key mã hóa WPA, WPA2 hay WEP) khi được thông báo. Mặc định, chúng ta có thể thấy các kí tự này khi nhập (hình 5A). Lựa chọn hộp chọn Hide Characters để ẩn đi những kí tự nhập vào (hình 5B).

Hình 5: Nhập key bảo mật mạng.

Sau khi kết nối tới một mạng bảo mật, lựa chọn mạng Home hoặc Work để cấu hình Windows Firewall cho phù hợp với kiểu mạng. Nếu muốn cài đặt hay gia nhập một Homegroup, thì chúng ta cần lựa chọn kiểu mạng là Home Network.

Tự động kết nối lại tới mạng Wifi

Windows 7 có thể tự động kết nối trở lại một mạng Wifi đã được lưu trữ khi máy tính trong vùng có tín hiệu Wifi và nếu mạng này phát tán SSID (Service Set Identifier). Để xác nhận xem Windows 7 đã được kết nối tới một mạng Wifi hay chưa, hãy kiểm tra biểu tượng mạng Wifi nằm trên khay hệ thống (hình 6).

Hình 6: Phát hiện một số mạng Wifi những chưa có kết nối nào được thiết lập (A).
Một kết nối Wifi đang được sử dụng (B).

Số lượng vạch trong hình 6 cho biết độ mạnh tín hiệu của kết nối Wifi đó. Khi chúng ta di chuyển con trỏ chuột qua biểu tượng kết nối Wifi này, thì tên của kết nối mạng Wifi hiện thời sẽ xuất hiện.

Hình 7: Di chuyển con trỏ lên trên biểu tượng
để xem tên của kết nối mạng Wifi.

Kết nối vào mạng Wifi với SSID ẩn

Windows 7 phát hiện những mạng Wifi không phát SSID của chúng như mạng khác. Để kết nối vào một mạng không phát SSID, chúng ta phải nhập SSID của mạng đó cũng như key mã hóa khi được thông báo.

Truy cập trang Web để hoàn thành kết nối

Một số kết nối Wifi yêu cầu chúng ta đồng ý yêu cầu sử dụng dịch vụ hay truy cập vào một giấy phép bảo mật trước khi chúng ta có thể sử dụng chúng. Windows 7 sẽ nhắc nhở chúng ta trong những trường hợp cần thiết bằng cách hiện thị một thông báo có nội dung Additional Log On Information May Be Required (Có thể cần sử dụng bản ghi thông tin bổ sung). Click vào thông báo này để chạy ứng dụng trình duyệt và hoàn thành tiến trình.


Hình 8: Click vào thông báo để truy cập vào một trang Web cần thiết
để hoàn thành tiến trình đang ký kết nối Wifi.

Quản lý kết nối Wifi

Như chúng ta đã biêt, Windows 7 sẽ đưa ra nhắc nhở lưu một kết nối Wifi ngáy khi chúng ta bắt đầu thực hiện kết nối. Để quản lý những kết nối Wifi, mở Network and Sharing Center (chúng ta có thể mở nó từ hộp thoại Wireless Network Connection trong vùng thông báo hay từ Control Panel). Click vào liên kết Manage Wireless Connections trong bảng bên trái để bắt đầu tiến trình quản lý (hình 9).

Hình 9: Mở hộp thoại Manage Wireless Connections từ Network and Sharing Center.
Hình 9: Mở hộp thoại Manage Wireless Connections từ Network and Sharing Center.

Hộp thoại quản lý kết nối mạng Wifi (hình 10) được sử dụng để bổ sung, gỡ bỏ, hay sắp xếp các kết nối mạng Wifi. Ngoài ra chúng ta cong có thể hiển thị thuộc tính của Adapter Wifi, lựa chọn một kiểu profile, hay mở Network and Sharing Center.

Hình 10: Hộp thoại Manage Wireless Connections.
Hình 10: Hộp thoại Manage Wireless Connections.

Kết nối mạng Wifi ở phía trên của danh sách là mạng được ưu tiên. Để di chuyển một kết nối tới vị trí mong muốn, chúng ta chỉ cần lựa chọn kết nối đó rồi nhấn nút Move Up hoặc Move Down.

Để loại bỏ kết nối không còn sử dụng, lựa chọn nó rồi nhấn nút Remove.

Để bổ sung một kết nối mới, nhấn nút Add sau đó cung cấp các thông tin cần thiết như SSID, kiểu mã hóa, key mã hóa,…

Kiểm tra thuộc tính và cài đặt chia sẻ kết nối Internet

Để kiểm tra thuộc tính của Adapter Wifi, click vào Adapter Properties (hình 11) trong hộp thoại Wireless Network Management như trong hình 10.

Trong hộp thoại thuộc tính của Adapter Wifi, tab Networking hiển thị những thành phần mạng đang được sử dụng và cho phép chúng ta cài đặt hoặc gỡ bỏ các thành phần.

Hình 11: Tab Networking trên hộp thoại thuộc tính của Adapter Wifi.
Hình 11: Tab Networking trên hộp thoại thuộc tính của Adapter Wifi.

Tab Sharing được sử dụng để cấu hình hệ thống như một máy chủ chia sẻ kết nối Internet (hình 12). Một máy chủ ICS sẽ cung cấp truy cập Internet cho các máy tính khác trong mạng qua kết nối Internet của riêng nó. Chúng ta có thể sử dụng ICS cùng với một điểm truy cập Wifi (hoặc Switch dây hay máy chủ truy cập) để sử dụng Router.

Hình 12: Tab Sharing trên hộp thoại thuộc tính của Adapter Wifi.
Hình 12: Tab Sharing trên hộp thoại thuộc tính của Adapter Wifi.

Lựa chọn hộp chọn Allow other network users to connect through this computer’s Internet connection để kích hoạt ICS. Để chỉ định những dịch vụ mà ICS sẽ hỗ trợ, hãy click vào nút Settings rồi lựa chọn những dịch vụ trong danh sách Services như trong hình 13.

Hình 13: Cài đặt hỗ trợ ICS cho những dịch vụ mong muốn.
Hình 13: Cài đặt hỗ trợ ICS cho những dịch vụ mong muốn.

Ngoài những dịch vụ đã được đưa sẵn vào danh sách, chúng ta có thể đưa vào các dịch vụ khác bằng cách nhấn nút Add rồi lựa chọn những dịch vụ cần được hỗ trợ.

Ngắt kết nối Wifi

Để ngắt kết nối khỏi một kết nối Wifi, click vào biểu tượng mạng Wifi trên khay hệ thống, sau đó phải chuột lên kết nối hiện tại chọn Disconnect (hình 14). Ngoài ra chúng ta có thể kiểm tra trạng thái và thuộc tính của mạng từ hộp thoại này.

Hình 14: Ngắt kết nối khỏi mạng Wifi.
Hình 14: Ngắt kết nối khỏi mạng Wifi.

Kết luận

Windows 7 giúp tiến trình quản lý mạng Wifi dễ dàng hơn rất nhiều so với trước dây. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, adapter mạng cần phải được cài đặt driver của Windows Vista hay Windows 7 để có thể vận hành ổn định.

Thứ Hai, 19/08/2019 10:32
3,47 👨 53.565
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thủ thuật Wifi